Một số loại quả. Dưa ngọt, nho, cam, các loại quả họ cam và chuối là những loại hoa quả không nên bảo quản trong tủ lạnh vì một khi để ở nhiệt độ quá thấp sẽ làm hoa quả chưa chín bị ủng thối. Nếu dưa ngọt đã bổ ra rồi mới cho vào tủ lạnh khoảng 2-3 tiếng trước khi ăn, bạn sẽ càng cảm thấy ngon ngọt hơn. Còn chuối để trong tủ lạnh sẽ chuyển sang màu sẫm, vị ngọt sẽ giảm. Cà chua. Quá trình làm lạnh sẽ làm cả chua mất khả năng chín tự nhiên, mà mẹ vẫn biết là, cà chua chỉ ngon khi để chín tự nhiên mà thôi. Ngoài ra, hơi lạnh từ tủ sẽ phá vỡ kết cấu của quả cà chua, cụ thể là lớp màng bên trong vỏ cà, khiến cho quả cà chua tươi ngon mọng nước trở nên đầy những bột. Cách tốt nhất mẹ nên bảo quản cà chua là để vào trong rổ ở nơi mát mẻ thoáng khí. Khoai tây. Khoai tây để lạnh sẽ làm cho chất bột có trong khoai chuyển hóa thành đường nhanh chóng, và cuối cùng mẹ sẽ cho bé ăn một củ khoai tây ngọt và lắm sạn. Khoai tây sẽ được bảo quản tốt nhất nếu mẹ để vào trong túi giấy ở chỗ tối và thoáng mát. Túi giấy là lựa chọn tốt nhất bởi nếu là bao ni lông thì sẽ quá kín và không khí bên ngoài không thể lọt vào được. Tỏi. Tỏi sẽ biến dạng, phát triển nấm mốc và bị mềm khá nhanh khi bị để trong tủ lạnh. Do bề ngoài được vỏ bao bọc lên bạn không nhận ra sự thay đổi của các tép tỏi bên trong. Chỉ đến khi bóc ra nấu nướng bạn mới nhận thấy sự thay đổi này. Bạn nên lưu trữ tỏi ở nơi mát mẻ, khô ráo như tủ bếp. Tỏi có thể để được trong 2 tháng nếu được lưu trữ đúng cách.Hành tây. Nếu để hành tây vào tủ lạnh, không lâu sau mẹ sẽ thấy hành trở nên mềm nhũn. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hương vị món súp mẹ nấu cho bé. Những nơi khô ráo, mát mẻ là môi trường tốt nhất để bảo quản hành tây. Có một lưu ý hết sức quan trọng nữa là, hành tây mà để chung với khoai tây sẽ làm cho cả hai thực phẩm này hỏng nhanh hơn. Vì thế mẹ cần lưu ý để riêng rẽ hai loại củ này. Quả bơ. Với nhiều bé, bơ luôn là món khoái khẩu bởi độ béo ngậy và thơm ngon, đặc biệt là khi mẹ trộn với sữa hoặc đánh sinh tố cho con . Bơ còn là loại quả giàu dinh dưỡng và cung cấp nhiều chất béo có lợi. Nếu mẹ mua bơ chưa chín cho bé, đừng”dại”cho vào tủ lạnh vì có thể 5 ngày sau mẹ bỏ ra, quả bơ vẫn còn cứng nguyên và rất khó ăn. Còn nếu bơ đã chín rồi thì mẹ có thể vô tư giữ trong tủ lạnh. Các loại rau thơm. Trừ khi được bọc chặt chẽ trong những chiếc túi hoặc đặt trong một chiếc bình kín, còn không đừng để các loại rau thơm trong tủ lạnh. Các loại rau này có thể hấp thụ mùi của các thực phẩm khác trong tủ lạnh và khiến chúng không còn mùi vị như lúc đầu. Hơn nữa, chúng cũng bị héo nhanh nếu để trong tủ lạnh. Dầu olive. Bạn đã từng cất dầu olive vào trong tủ lạnh? Chúng tôi khuyên bạn không nên. Bởi cất dầu olive trong tủ chỉ làm cho dầu ngưng tụ và đông cứng lại mà thôi. Cách tốt nhất để lưu trữ chính là giữ nó ở trong chai và cất ở nôi tươi mát như tủ bếp.
Một số loại quả. Dưa ngọt, nho, cam, các loại quả họ cam và chuối là những loại hoa quả không nên bảo quản trong tủ lạnh vì một khi để ở nhiệt độ quá thấp sẽ làm hoa quả chưa chín bị ủng thối. Nếu dưa ngọt đã bổ ra rồi mới cho vào tủ lạnh khoảng 2-3 tiếng trước khi ăn, bạn sẽ càng cảm thấy ngon ngọt hơn. Còn chuối để trong tủ lạnh sẽ chuyển sang màu sẫm, vị ngọt sẽ giảm.
Cà chua. Quá trình làm lạnh sẽ làm cả chua mất khả năng chín tự nhiên, mà mẹ vẫn biết là, cà chua chỉ ngon khi để chín tự nhiên mà thôi. Ngoài ra, hơi lạnh từ tủ sẽ phá vỡ kết cấu của quả cà chua, cụ thể là lớp màng bên trong vỏ cà, khiến cho quả cà chua tươi ngon mọng nước trở nên đầy những bột. Cách tốt nhất mẹ nên bảo quản cà chua là để vào trong rổ ở nơi mát mẻ thoáng khí.
Khoai tây. Khoai tây để lạnh sẽ làm cho chất bột có trong khoai chuyển hóa thành đường nhanh chóng, và cuối cùng mẹ sẽ cho bé ăn một củ khoai tây ngọt và lắm sạn. Khoai tây sẽ được bảo quản tốt nhất nếu mẹ để vào trong túi giấy ở chỗ tối và thoáng mát. Túi giấy là lựa chọn tốt nhất bởi nếu là bao ni lông thì sẽ quá kín và không khí bên ngoài không thể lọt vào được.
Tỏi. Tỏi sẽ biến dạng, phát triển nấm mốc và bị mềm khá nhanh khi bị để trong tủ lạnh. Do bề ngoài được vỏ bao bọc lên bạn không nhận ra sự thay đổi của các tép tỏi bên trong. Chỉ đến khi bóc ra nấu nướng bạn mới nhận thấy sự thay đổi này. Bạn nên lưu trữ tỏi ở nơi mát mẻ, khô ráo như tủ bếp. Tỏi có thể để được trong 2 tháng nếu được lưu trữ đúng cách.
Hành tây. Nếu để hành tây vào tủ lạnh, không lâu sau mẹ sẽ thấy hành trở nên mềm nhũn. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hương vị món súp mẹ nấu cho bé. Những nơi khô ráo, mát mẻ là môi trường tốt nhất để bảo quản hành tây. Có một lưu ý hết sức quan trọng nữa là, hành tây mà để chung với khoai tây sẽ làm cho cả hai thực phẩm này hỏng nhanh hơn. Vì thế mẹ cần lưu ý để riêng rẽ hai loại củ này.
Quả bơ. Với nhiều bé, bơ luôn là món khoái khẩu bởi độ béo ngậy và thơm ngon, đặc biệt là khi mẹ trộn với sữa hoặc đánh sinh tố cho con . Bơ còn là loại quả giàu dinh dưỡng và cung cấp nhiều chất béo có lợi. Nếu mẹ mua bơ chưa chín cho bé, đừng”dại”cho vào tủ lạnh vì có thể 5 ngày sau mẹ bỏ ra, quả bơ vẫn còn cứng nguyên và rất khó ăn. Còn nếu bơ đã chín rồi thì mẹ có thể vô tư giữ trong tủ lạnh.
Các loại rau thơm. Trừ khi được bọc chặt chẽ trong những chiếc túi hoặc đặt trong một chiếc bình kín, còn không đừng để các loại rau thơm trong tủ lạnh. Các loại rau này có thể hấp thụ mùi của các thực phẩm khác trong tủ lạnh và khiến chúng không còn mùi vị như lúc đầu. Hơn nữa, chúng cũng bị héo nhanh nếu để trong tủ lạnh.
Dầu olive. Bạn đã từng cất dầu olive vào trong tủ lạnh? Chúng tôi khuyên bạn không nên. Bởi cất dầu olive trong tủ chỉ làm cho dầu ngưng tụ và đông cứng lại mà thôi. Cách tốt nhất để lưu trữ chính là giữ nó ở trong chai và cất ở nôi tươi mát như tủ bếp.