1. Lò vi sóng có thể gây ung thư
Không có bằng chứng khoa học nào chứng minh cho nhận định lò vi sóng gây ung thư. Sự thật là, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố rằng lò vi sóng an toàn để nấu và hâm nóng thức ăn. Nghiên cứu của WHO đã chỉ ra rằng, lò vi sóng không tạo ra bất kỳ bức xạ nào có thể gây hại cho con người. Hơn nữa, sóng dùng để hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng quá yếu để có thể gây ra bất kỳ thay đổi đáng kể nào trong cấu trúc phân tử của thức ăn.
2. Hộp nhựa dùng trong lò vi sóng giải phóng ra các hóa chất gây ung thư
Mặc dù một số loại nhựa có thể giải phóng các hóa chất độc hại khi đun nóng, nhưng hầu hết các hộp nhựa an toàn với lò vi sóng đều được thiết kế để chịu được nhiệt độ cao của lò. Điều quan trọng cần lưu ý là hộp nhựa phải luôn được dán nhãn "an toàn với lò vi sóng" trước khi sử dụng.
Lý do hộp nhựa phải được dán nhãn "an toàn với lò vi sóng" là vì chúng được làm từ vật liệu được thiết kế để không phát tán ra bất kỳ hóa chất độc hại nào khi đun nóng. Ngoài ra, những hộp đựng này được thiết kế để chịu được nhiệt độ cao mà không bị nóng chảy hay cong vênh.
3. Thực phẩm nấu trong lò vi sóng sẽ mất hoàn toàn chất dinh dưỡng
Thực phẩm nấu bằng lò vi sóng thực sự có thể giúp giữ lại nhiều chất dinh dưỡng hơn so với các phương pháp nấu nướng khác. Theo Harvard Health Publishing (Nhà xuất bản y tế Harvard), nấu rau bằng lò vi sóng có thể giúp bảo quản hàm lượng chất dinh dưỡng của chúng, miễn là không nấu quá chín.
4. Đứng quá gần lò vi sóng có thể gây phơi nhiễm bức xạ
Lò vi sóng sử dụng bức xạ không ion hóa, không có đủ năng lượng để gây nhiễm bức xạ hay ung thư. Đứng gần lò vi sóng khi đang sử dụng không có hại. Sóng vi ba xuyên qua thức ăn làm cho các phân tử bên trong thức ăn rung động sinh ra nhiệt. Miễn là cửa lò đóng kín đúng cách và lò ở tình trạng hoạt động tốt tốt, vi sóng sẽ hoàn toàn ở bên trong lò và không thoát ra khu vực xung quanh.