Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây nên do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu, bệnh được mô tả lần đầu tiên vào thế kỷ 5 trước công nguyên. Một số tài liệu cũng nói đến sự hoành hành của căn bệnh này tại Ai Cập cổ đại và Syria cổ đại.
|
Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây nên do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu. |
Vào thế kỷ 17, căn bệnh này đã gây ra rất nhiều dịch gây chết người hàng loạt ở châu Âu. Tây Ban Nha gọi bệnh bạch hầu là “kẻ treo cổ”, còn ở Ý gọi là bệnh cổ họng.
Đến thế kỷ 18, vào khoảng năm 1735, bệnh bạch hầu lan rộng đến các nước thuộc địa ở châu Mỹ, gây nên đại dịch bệnh kinh hoàng. Chỉ trong vài tuần, cả gia đình có người mắc bệnh để lần lượt tử vong toàn bộ.
Năm 1920, ước tính có đến 100.000 đến 200.000 trường hợp mắc bệnh bạch hầu mỗi năm tại Mỹ, trong đó có đến 13.000 đến 15.000 ca tử vong mỗi năm, phần lớn là trẻ em. Một trong những khu vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh bạch hầu nguy hiểm nhất là Nome, Alaska.
|
Một học sinh được tiêm vacxin ngừa bạch hầu năm 1940 tại Brisbane. |
Theo tài liệu của CDC, vào năm 1921, Mỹ ghi nhận 206.000 trường hợp mắc bệnh bạch hầu, trong đó 15.520 trường hợp đã tử vong vì căn bệnh này.
Đến những năm 1920, tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu giảm nhanh chóng do việc áp dụng rộng rãi các loại vacxin. Đến giữa năm 2004 đến 2015, chỉ còn 2 trường hợp mắc bạch hầu được ghi nhận tại Mỹ. Tỷ lệ tử vong do mắc bệnh bạch hầu dao động khoảng 20% ở trẻ dưới 5 tuổi và người lớn trên 40 tuổi, 5-10% là đối tượng từ 5-40 tuổi.
Đến năm 1943, dịch bệnh bạch hầu bùng phát ở châu Âu trong hoàn cảnh chiến tranh, ghi nhận đến hơn 1 triệu trường hợp mắc bệnh, trong đó có tới 50.000 ca tử vong.
Đến năm 2013, theo báo cáo chính thức, tổng số ca mắc bệnh bạch hầu giảm xuống còn 4.700, giảm gần 100.000 trường hợp so với năm 1980.
Vào năm 2014, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) báo cáo đã ghi nhận 7.321 trường hợp mắc bệnh bạch cầu. Tuy nhiên, con số này chưa phải là thống kê đầy đủ ở các quốc gia nên có thể sẽ còn cao hơn nữa. Gần đây nhất là 3 trường hợp tử vong vì bạch hầu ở Kedah, Malacca và Sabah, Malaysia xảy ra từ đầu năm đến nay.
Trước tình hình dịch bệnh bạch hầu ở Bình Phước khiến 3 người tử vong, 38 người nhập viện vì nhiễm và nghi nhiễm bệnh. Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu ở nước ta, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
1. Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vacxin phối hợp phòng bệnh bạch hầu: Quinvaxem hoặc DTP, Td đầy đủ, đúng lịch.
2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
3. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
4. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
5. Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.
Lịch tiêm chủng vắc xin DTP hoặc Quinvaxem trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng:
Mũi thứ 1: Tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi
Mũi thứ 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng
Mũi thứ 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng
Mũi thứ 4: Khi trẻ 18 tháng tuổi.
Mời các bạn xem video clip: Xuất hiện dịch bệnh bạch hầu ở Gia Lai. (Nguồn: VTC14):