Để có thể tự mình kiểm tra chứng huyết khối trên cơ thể, bạn có thể áp dụng cách đơn giản sau đây:
Trên mu bàn chân, điểm nhô cao nhất chính là nơi bạn có thể cảm nhận được sự chuyển động của mạch. Để kiểm tra mình có bị tắc nghẽn động mạch hay không hãy áp dụng cách cực đơn giản sau đây.
Sau một lúc vận động, nếu đặt tay lên điểm này bạn không cảm nhận được hiện tượng mạch đập thì rất có thể bạn đã đã bị tắc nghẽn mạch máu nhẹ.
|
Ảnh minh họa. |
Bệnh huyết quản là bệnh liên quan đến hệ trao đổi chất. Cơ thể sống được khỏe mạnh là nhờ thức ăn, thức ăn sẽ được các cơ quan chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể vì thế nếu mạch máu tắc nghẽn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe các bộ phận trên cơ thể.
Để mạch máu luôn thông suốt bạn chỉ cần đảm bảo được các nguyên tắc sau đây:
|
Ảnh minh họa. |
Thứ nhất: Ăn các thực phẩm có tác dụng "dọn" sạch được mạch máu như: Cà chua, táo, rong biển, trà, tỏi, hành, cà tím...
Thứ hai: Có câu "vòng bụng càng cao thì vòng đời càng ngắn", vì thế cần phải giảm béo bụng. Chính mỡ nội tạng là một trong những nguyên nhân gây ra tắc nghẽn mạch máu.
Thứ ba: Chăm chỉ vận động, tốt nhất là nhảy dây, đây là một môn thể thao tuyệt vời cho sự lưu thông mạch máu.
Thứ tư: Không tức giận. Khi tức giận, tim sẽ giải phóng ra catecholamine và epinephrine khiến cơ thể giải phóng một số chất kích thích thành mạch tạo ra các mảng xơ vữa động mạch.
Thứ năm: Chăm chỉ đi bộ: Mỗi ngày nên đi bộ 30 phút sẽ là cách giúp tăng cường sức khỏe và độ dẻo dai cho tim mạch.
Thứ sáu: Nên uống 2 cốc trà mỗi ngày bởi chất polyphenols có trong trà có thể giảm cholesterol và ức chế xơ vữa động mạch.