Lợi ích của rau muống đối với sức khỏe
Rau muống giàu dinh dưỡng: Trong rau muống có nhiều chất dinh dưỡng như protein, lipid, calci, phốt pho, sắt, vitamin B1, B2, C, PP… Rau muống rất tốt để điều trị thiếu máu. Loại rau này cũng rất giàu chất xơ, có đặc tính nhuận tràng nên giúp điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa thường xuyên. Nguồn dinh dưỡng dồi dào với các vitamin và khoáng chất nên ăn rau muống cũng giúp phòng ngừa bệnh tim mạch.
Phòng chống ung thư: Theo báo Tiền Phong, loại rau này chứa đến 13 hợp chất chống oxy hóa khác nhau, loại rau này cũng rất thích hợp để phòng chống ung thư. Giàu carotenoid, vitamin A và lutein, ăn rau muống thường xuyên sẽ giúp bạn có đôi mắt sáng ngời, tăng cường miễn dịch, loại bỏ độc tố…
Rau muống có thể ngăn ngừa ung thư đường tiêu hóa, nhuận tràng nhanh và đẩy mạnh nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón, giảm ung thư ruột một cách rõ ràng.
Tăng cường miễn dịch: Trong rau muống có chứa nhiều Carotene và vitamin C với hàm lượng vượt xa nhiều loại rau khác. Nếu thường xuyên ăn loại rau này sẽ nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, từ đó tăng cường sức đề kháng.
Tăng cường thể chất: Món rau giản dị này còn chứa rất nhiều vitamin C và carotene, giúp tăng cường thể chất, phòng ngừa bệnh tật. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, rau muống có đủ bằng chứng chứng minh rằng nó làm giảm lượng đường trong máu, là món rau ăn kiêng tốt cho người bị tiểu đường.
Ngoài ra rau muống vị ngọt, tính mát. Theo đông y, rau muống có tác dụng giải nhiệt, thông tiểu tiện, chữa táo bón, đái dắt.
Gợi ý các bài thuốc từ rau muống
1. Chữa mụn nhọt: Rau muống tươi giã nát với mật ong vừa đủ, đánh nhuyễn, đắp vào chỗ đau.
2. Điều trị kiết lỵ: Sử dụng 400g thân rau muống, 4-6g trần bì, đun nhỏ lửa 2-3 giờ, dùng uống trong ngày.
3. Giúp mái tóc khỏe đẹp, cải thiện tình trạng rụng tóc: Uống nước ép rau muống kết hợp với rau diếp cá, Ngày uống 20-30ml trong 20-30 ngày cho một mái tóc chắc khỏe, mượt, óng ả.
4. Chữa viêm loét dạ dày, ợ chua: 20g rau muống tươi, 20g cỏ mực, 12g vỏ quýt khô. Các vị thuốc rửa sạch, cắt khúc sắc lấy nước uống khoảng 1 tuần.
5. Trị ngộ nôn, ngộ độc: 500g rau muống, 30g cam thảo, 120g đậu xanh. Tất cả nguyên liệu trên sắc lấy nước đặc, uống trong ngày.
Những ai không nên ăn rau muống?
Người đang có vết thương trên da
Khi bạn đang có vết thương trên da không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích sinh tế bào gây sẹo, làm xấu da. Ngoài ra, chỗ da mới mọc bị ngứa nhiều hơn. Theo đó, chỉ nên ăn rau muống khi vết thương đã khỏe hẳn, da đã lành lại mà thôi.
Thường xuyên đau nhức xương khớp không nên ăn rau muống
Những dưỡng chất có trong rau muống có thể khiến cơn đau nhức trầm trọng hơn, người mắc bệnh càng khó chịu, mệt mỏi.
Người đang mắc bệnh gout, sỏi thận
Nếu bạn đang mắc gout, viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi thận, huyết áp thì thận trọng ăn rau muống. Do đó, khi thấy có những biểu hiện khác thường sau khi ăn rau muống, bạn cần ngưng lại nga
Nếu đang đang uống thuốc không nên ăn rau muống
Nếu bạn đang trong quá trình điều trị bệnh hoặc bồi bổ cơ thể bằng thuốc Đông y thi không nên ăn rau muống. Những dưỡng chất trong loại thực phẩm này có thể làm mất tác dụng, hiệu quả của thuốc khiến bệnh lâu khỏi.