Đổ mồ hôi là cách cơ thể điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể để phù hợp với môi trường xung quanh. Trong đó, hệ thống thần kinh trung ương sẽ có nhiệm vụ kiểm soát nhiệt độ của cơ thể.
Ở trẻ em, cơ thể vẫn đang trong giai đoạn phát triển và tập thích nghi dần với các điều kiện xung quanh. Do đó, một số em bé có thể sẽ đổ mồ hôi nhiều hơn so với những người khác.
|
Một số em bé có thể sẽ đổ mồ hôi nhiều hơn so với những người khác. Ảnh minh họa. |
Vào mùa hè, nhiệt độ cao, nắng nóng có thể khiến bé nóng trong người và toát mồ hôi. Các cách làm mát như sử dụng quạt, điều hòa,… thường được đưa ra để giúp bé cảm thấy dễ chịu. Nhưng vào mùa đông, việc đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho bé luôn là điều khó khăn bởi có thể trời đang lạnh nhưng em bé của bạn vẫn vã mồ hôi như tắm.
Nếu bé đổ nhiều mồ hôi, trước hết, hãy kiểm tra xem liệu bạn đang đắp cho bé quá nhiều chăn trong thời tiết lạnh. Bạn nên cố gắng duy trì nhiệt độ phòng lý tưởng, đủ ấm áp cho bé (28, 30 độ).
Ngoài ra, hãy nhớ rằng em bé có thể cảm thấy ngột ngạt và hoặc thậm chí khó thở nếu bạn cuốn bé trong chiếc chăn dày cộp. Tùy thuộc vào thời tiết, bạn nên mặc quần áo thoải mái để bé có thể thở và vận động bình thường.
Nhưng nếu bé đổ mồ hôi suốt cả ngày, tốt hơn hết, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ vì đó có thể là biểu hiện của căn bệnh nào khác.
Nếu trẻ bị béo phì hoặc quá gầy và đổ mồ hôi liên tục, ngay cả trong lúc ăn, các bà mẹ nên sớm đưa trẻ đi khám. Lý do đổ mồ hôi liên tục cũng có thể do rối loạn di truyền, các vấn đề về tuyến giáp, các vấn đề về hệ thống thần kinh,… Vì vậy, trong những trường hợp này, cha mẹ không nên chủ quan mà nên tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ.
Mời quý độc giả xem video Nuôi con bằng sữa mẹ (nguồn VTV):