Trẻ không chịu ngủ ngắn ban ngày: Trong khoảng thời gian từ 12 đến 18 tháng, phản ứng này của trẻ chứng tỏ trẻ đã sẵn sàng để bớt đi một giấc ngủ ngắn. Đến tuổi biết đi, trẻ có thể thức ban ngày lâu hơn thời điểm vài tháng sau khi sinh. Kể cả nếu trẻ đã bớt đi một giấc ngủ ngắn ban ngày thì thỉnh thoảng trẻ cũng sẽ không chịu ngủ vì thói quen ngủ của trẻ tập đi có thể thay đổi hàng ngày (Ảnh: Huffpost)Để giảm bớt thời gian vật lộn với giấc ngủ của trẻ, cần thực hiện các hoạt động trước khi ngủ theo một nếp cố định như thời gian ăn uống, các hoạt động để làm “thả neo” đồng hồ sinh học. Nếu trẻ vẫn không chịu thì có thể cho trẻ ngủ muộn hơn một chút, chẳng hạn như 6 tiếng sau khi thức dậy buổi sáng (Ảnh: Parent Report)Trẻ khóc khi bị đặt nằm: Điều gì khiến trẻ từ một đứa rất dễ ngủ bỗng nhiên khóc ầm lên khi bị đặt nằm một mình? Đó chính là sự sợ hãi bị xa cách, một tâm lý sợ hãi đạt ngưỡng cao nhất trong giai đoạn từ 10-18 tháng tuổi. (Ảnh: Huffpost). Một lý do khác là khi trẻ lớn hơn thì trí tưởng tượng tăng lên khiến trẻ hay hình dung ra những sinh vật đáng sợ. Cách giải quyết trong vấn đề này là ngồi cạnh trẻ và nói cho trẻ biết bạn đang ở cạnh nhưng không được tương tác sâu hơn. Dần dần dãn xa khoảng cách với trẻ cho đến khi trẻ quen (Ảnh: Newskidcenter) Trẻ thức giấc giữa đêm: Khi con trẻ bỗng nhiên thức giấc giữa đêm, nguyên nhân có thể là vì trẻ đang đạt đến một cột mốc phát triển nào đó, chẳng hạn như đang học một kỹ năng mới như tập đi và trở nên quá tập trung dẫn đến mất ngủ (Ảnh: Snoozeforkids) Lúc này mẹ có thể vỗ về để trẻ ngủ tiếp nhưng không được bế lên. Nếu vừa nghe thấy tiếng trẻ khóc thút thít nhưng quay lại đã thấy trẻ ngủ rồi thì đó là do trẻ nửa tỉnh nửa mơ. Trẻ sẽ không nhớ gì hết, vì vậy tốt nhất nên mặc kệ trẻ (Ảnh: Pinterest).
Trẻ không chịu ngủ ngắn ban ngày: Trong khoảng thời gian từ 12 đến 18 tháng, phản ứng này của trẻ chứng tỏ trẻ đã sẵn sàng để bớt đi một giấc ngủ ngắn. Đến tuổi biết đi, trẻ có thể thức ban ngày lâu hơn thời điểm vài tháng sau khi sinh. Kể cả nếu trẻ đã bớt đi một giấc ngủ ngắn ban ngày thì thỉnh thoảng trẻ cũng sẽ không chịu ngủ vì thói quen ngủ của trẻ tập đi có thể thay đổi hàng ngày (Ảnh: Huffpost)
Để giảm bớt thời gian vật lộn với giấc ngủ của trẻ, cần thực hiện các hoạt động trước khi ngủ theo một nếp cố định như thời gian ăn uống, các hoạt động để làm “thả neo” đồng hồ sinh học. Nếu trẻ vẫn không chịu thì có thể cho trẻ ngủ muộn hơn một chút, chẳng hạn như 6 tiếng sau khi thức dậy buổi sáng (Ảnh: Parent Report)
Trẻ khóc khi bị đặt nằm: Điều gì khiến trẻ từ một đứa rất dễ ngủ bỗng nhiên khóc ầm lên khi bị đặt nằm một mình? Đó chính là sự sợ hãi bị xa cách, một tâm lý sợ hãi đạt ngưỡng cao nhất trong giai đoạn từ 10-18 tháng tuổi. (Ảnh: Huffpost).
Một lý do khác là khi trẻ lớn hơn thì trí tưởng tượng tăng lên khiến trẻ hay hình dung ra những sinh vật đáng sợ. Cách giải quyết trong vấn đề này là ngồi cạnh trẻ và nói cho trẻ biết bạn đang ở cạnh nhưng không được tương tác sâu hơn. Dần dần dãn xa khoảng cách với trẻ cho đến khi trẻ quen (Ảnh: Newskidcenter)
Trẻ thức giấc giữa đêm: Khi con trẻ bỗng nhiên thức giấc giữa đêm, nguyên nhân có thể là vì trẻ đang đạt đến một cột mốc phát triển nào đó, chẳng hạn như đang học một kỹ năng mới như tập đi và trở nên quá tập trung dẫn đến mất ngủ (Ảnh: Snoozeforkids)
Lúc này mẹ có thể vỗ về để trẻ ngủ tiếp nhưng không được bế lên. Nếu vừa nghe thấy tiếng trẻ khóc thút thít nhưng quay lại đã thấy trẻ ngủ rồi thì đó là do trẻ nửa tỉnh nửa mơ. Trẻ sẽ không nhớ gì hết, vì vậy tốt nhất nên mặc kệ trẻ (Ảnh: Pinterest).