Nếu bạn bị sụt cân tới 5-10% trọng lượng cơ thể trong thời gian từ 3–6 tháng thì bạn cần phải đi khám bác sĩ. Trường hợp bạn bị giảm cân ngoài ý muốn tới khoảng 7 kg trong vài tháng, đó là dấu hiệu sức khỏe của bạn có thể đã gặp vấn đề nào đó. Nếu bạn nhận thấy quần áo mình thường mặc trở nên rộng, bạn cũng nên thu xếp cuộc hẹn với bác sĩ để tìm ra lý do gây giảm cân đột ngột.
Giảm cân đột ngột có thể là biểu hiện của 4 loại bệnh dưới đây:
1. Bệnh xơ gan
Gan là một cơ quan toàn diện rất quan trọng trong cơ thể chúng ta, nó không chỉ có nhiệm vụ giải độc mà còn giúp ruột, dạ dày tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Trong những trường hợp bình thường, chúng ta khó có thể phát hiện ra các vấn đề về gan, vì trên nó không có bất kỳ dây thần kinh cảm biến nào.
Các vấn đề bất thường về gan chủ yếu là gan nhiễm mỡ, xơ gan và bệnh tế bào gan. Sau khi bệnh xơ gan xảy ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bài tiết dịch mật, do cơ thể gặp vấn đề trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ đồ ăn, nếu không kịp thời điều trị, dễ gây sụt cân nhanh chóng.
Chữa bệnh xơ gan nên bắt đầu từ hai khía cạnh, một là giảm áp lực lên chức năng giải độc của gan, hai là phục hồi các tế bào gan bị tổn thương. Kiến nghị mọi người thường xuyên ăn nhiều thực phẩm giải độc như mướp đắng, đậu xanh... và ăn nhiều thực phẩm chứa protein có tác dụng phục hồi tốt tế bào gan. Ngoài ra, tăng cường tập thể dục vừa phải cũng giúp tăng cường hoạt động của gan.
2. Bệnh tiểu đường
Những người mới được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thường bị sút nhiều cân. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu quá cao làm cho thận và cơ thể bị quá tải. Cơ thể bệnh nhân mắc tiểu đường không thể sử dụng đường như một nguồn năng lượng, vì vậy lượng đường được lọc qua thận và bài tiết ra ngoài. Do đó, thay vì phải được vận chuyển đến những nơi cần thiết như cơ và xương, lượng đường của cơ thể bị mất đi qua bài tiết.
Thông thường, những người phát triển bệnh tiểu đường cũng sẽ gặp các triệu chứng như rất khát nước, cảm giác như họ phải đi tiểu thường xuyên hơn, mờ mắt, và tê hoặc ngứa ran ở bàn tay và bàn chân.
Cho đến nay, bệnh tiểu đường một khi đã được chẩn đoán thì khó có thể chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát được bằng các biện pháp hữu hiệu, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Để kiểm soát bệnh tiểu đường, ngoài việc kiên trì uống thuốc thì cần kiểm soát lượng thức ăn ăn 3 bữa/ngày, kiêng ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường, ít ăn ngũ cốc mịn. Trên cơ sở đảm bảo dinh dưỡng, nên ăn 3 bữa/gày là rau và ngũ cốc thô.
3. Bệnh cường giáp
Hormone tuyến giáp là hormone cơ bản để đảm bảo hoạt động bình thường của cơ thể chúng ta, nó có thể đảm bảo hiệu quả sự phối hợp của các cơ quan khác nhau và sự linh hoạt của các cơ, nhưng không phải là càng tiết ra nhiều hormone thì càng tốt. Sự phấn khích quá mức đối với các chức năng khác nhau của cơ thể có thể gây giảm cân nhanh chóng, đi kém với chứng mất ngủ, lo lắng, bồn chồn và giảm khả năng miễn dịch.
Trong những trường hợp bình thường, cường giáp liên quan đến việc nạp quá nhiều i-ốt, vì vậy bạn nên kiểm soát lượng i-ốt trong bữa ăn, sau đó thực hiện các bài tập phù hợp để tăng cường khả năng tự điều chỉnh của tuyến giáp, kiểm soát cảm xúc và tránh tình trạng quá phấn khích nảy sinh.
4. Bệnh đường ruột
Các tình trạng bệnh lý như bệnh celiac, bệnh crohn, không dung nạp lactose và tổn thương đường ruột sẽ dẫn đến giảm cân vì gây ra tình trạng kém hấp thu các chất dinh dưỡng.
Sự hấp thu kém xảy ra khi một số yếu tố ngăn cản khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng của ruột. Trong đa số trường hợp, bệnh đường ruột có thể được điều trị một cách dễ dàng. Ví dụ bạn nên áp dụng chế độ ăn không có gluten để trị bệnh celiac, nhưng bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để chuẩn đoán chính xác xem mình có mắc bệnh lý đường ruột không.