Không muốn nhiễm sán lá gan, tuyệt đối đừng ăn cá kiểu này

Google News

(Kiến Thức) - Ăn cá sống hoặc chín tái sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đặc biệt, có thể bị đau bụng, nôn mửa, mệt mỏi, sụt cân, thiếu máu do nhiễm giun sán. Thậm chí, có những bệnh nhân đã tử vong vì sán làm tổ dày đặc trong não.

Năm ngoái, người đàn ông tên Lin ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc được chuyển đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch do sốt cao, nôn mửa và ho kéo dài. 10 ngày trước đó, bệnh nhân đã sốt cao 39 độ, uống thuốc hạ sốt tại nhà nhưng không đỡ. Bác sĩ xác nhận “thủ phạm” là hàng trăm con sán lúc nhúc trong cơ thể người này.
Sau khi chụp X-quang để kiểm tra, bác sĩ phát hiện gan của bệnh nhân lúc nhúc sán, được chẩn đoán mắc sán lá gan. Sán lá gan thường gặp ở các bệnh nhân ăn cá nước ngọt chưa nấu chín.
Khi khai thác bệnh sử, ông Lin thừa nhận thường xuyên ăn cá sống trong suốt 3 năm qua. Khi ăn ông đã bỏ rất nhiều mù tạt vì nghĩ vị cay mạnh sẽ làm vi trùng và ký sinh trùng chết hết. Tuy nhiên đây là quan niệm hết sức sai lầm
Khong muon nhiem san la gan, tuyet doi dung an ca kieu nay
Hình ảnh sán lúc nhúc dày đặc trong gan bệnh nhân. 
Bác sĩ cho biết, khi ăn cá sống, ấu trùng sẽ vào dạ dày, xuống tá tràng rồi ngược theo đường mật lên gan, phát triển thành sán lá gan trưởng thành, ký sinh tại đây và gây bệnh ở đường mật.
Với món sushi, người Nhật Bản luôn đặc biệt coi trọng việc chọn loại cá để chế biến phòng nguy cơ nhiễm giun sán. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo là tất cả sushi đều an toàn. Thực tế, có trường hợp ăn cá sống nhiễm giun Anisakis, người ăn sẽ thấy ngứa ở cổ họng, phải ho khạc giun ra ngoài. Nếu bị nuốt vào bụng, giun Anisakis sẽ bám vào ruột hoặc chui sâu vào lớp cơ của thành ruột, gây nên những cơn đau bụng và nôn mửa dữ dội. Giun cũng có thể làm thủng ruột và lọt vào xoang bụng gây nên viêm màng bụng rất nguy hiểm. Tại Nhật Bản, mỗi năm có đến cả nghìn ca bị ngộ độc loại ký sinh trùng này.
Đối với người Việt Nam, gỏi cá sống là món ăn đặc sản của nhiều địa phương, đặc biệt là vùng sông nước. Có những món gỏi cá đã trở nên nổi tiếng và được nhiều người tìm về tận nơi để thưởng thức như gỏi cá mòi, cá nhệch, cá trích, cá cơm, cá nhồng... Song, gỏi cá cũng là món ăn dễ khiến thực khách bị nhiễm ký sinh trùng, trong đó nguy hiểm nhất là giun đầu gai.

Mời độc giả theo dõi video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.

Giun có thể vào gan, vào mắt, di chuyển dưới da, hoặc đến định vị trong não hay trong tủy sống. Đi đến đâu, giun gây tình trạng viêm sưng đến đó. Tùy nơi giun định vị mà triệu chứng sẽ khác nhau. Ở mắt, sẽ làm giảm thị lực hoặc mù lòa, và gây ho hen nếu ở hệ hô hấp. Nguy hiểm nhất là nếu giun định vị trong hệ thần kinh trung ương và gây chứng viêm não tủy, làm rối loạn cảm giác, liệt tứ chi và có thể tử vong.
Khong muon nhiem san la gan, tuyet doi dung an ca kieu nay-Hinh-2
 Các biện pháp truyền thống như vắt chanh, chế giấm vào các lát cá đều không diệt được giun, kể cả uống rượu mạnh cũng không có tác dụng. 
Khi ăn gỏi cá sống, nhiều người thường quan niệm, cứ vắt nhiều chanh, ăn với ớt và uống chút rượu là sẽ ấm bụng, loại trừ được những ký sinh trùng trong món ăn. Tuy nhiên, thực tế, nhiều người làm vậy khi ăn gỏi cá sống vẫn bị ngộ độc, phổ biến nhất là bị đau bụng, tiêu chảy, sụt cân. Thậm chí, nhiều trường hợp ăn gỏi cá bị nhiễm sán lá gan nhỏ, ký sinh trong cơ thể đến vài tháng mới bắt đầu “hoành hành”, khiến người ăn bị rối loạn tiêu hóa.
Để tránh các trường hợp ngộ độc do Anisakis, nhiều nước trên thế giới đã có quy định phải làm đông lạnh cá dành cho ăn sống ở nhiệt độ -20 độ C trong một tuần hay ở nhiệt độ -35 độ C trong 15 giờ. Với người Việt, nếu muốn thưởng thức gỏi cá an toàn, nên chuyển sang dùng gỏi cá chín.
Các chuyên gia y tế cũng cho biết cách tốt nhất và hữu hiệu nhất là chỉ ăn cá đã được nấu nướng thật chín. Các biện pháp truyền thống như vắt chanh, chế giấm vào các lát cá đều không diệt được giun, kể cả uống rượu mạnh cũng không có tác dụng.
Thảo Nguyên (TH)

>> xem thêm

Bình luận(0)