1 - Vì sao trẻ có vết bớt chàm?
Môi trường ô nhiễm độc hại
Màu sắc các vết bớt thường rất đa dạng, có thể là xanh thẫm, màu nâu xám, vàng, xanh, hồng hay đỏ... Khi mang thai, nếu mẹ không chú ý tránh xa môi trường độc hại, ô nhiễm, nhất là ô nhiễm về nguồn nước mà mẹ trực tiếp sử dụng hàng ngày thì sẽ làm tăng khả năng tụ dính các sắc tố trên cơ thể thai nhi nhiều hơn.
Tình trạng tính khí thất thường
Trong thai kỳ mẹ rất dễ căng thẳng, nổi cáu và tính khí khó chịu thất thường. Điều này là do nội tiết tố thai kỳ gây nên. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và làm tăng sắc tố trên da của thai nhi.
Ngoài ra, trạng thái cảm xúc tiêu cực còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thai nhi. Nó có thể làm bé chậm phát triển, mắc bệnh tự kỷ, chậm nói hoặc rối loạn giới tính… Do đó cảm xúc tiêu cực như nóng giận, khóc lóc, buồn bực đều không có lợi cho con trong bụng đâu mẹ nhé!
Hoa quả hoặc rau củ trái mùa
Ngày xưa các cụ thường ăn mùa nào thức nấy. Ngày nay công nghệ hiện đại cho phép chúng ta ăn củ quả, hoa trái trái mùa quanh năm suốt tháng. Thế nhưng, điều này không phải là một điều kiện thuận lợi cho thai nhi trong bụng đâu nhé!
Các loại rau củ quả trái mùa thường được kích thích lớn nhanh và khỏe đẹp bằng các thuốc tăng trưởng nhanh. Những loại thuốc này không những đem lại nhiều tác hại cho sức khỏe của mẹ và con mà còn ảnh hưởng tới sự cân bằng nội tiết khiến sắc tố hình thành trên da bị rối loạn.
Đồ quá cay nóng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm quá cay nóng có thể làm tăng việc tích tụ sắc tố, bé sinh ra có nhiều vết bớt xấu xí. Đồng thời đồ ăn cay nóng hoàn toàn không có lợi cho hệ thần kinh của thai nhi, vì nó chứa các chất gây tê, làm thai nhi bị tê liệt thần kinh, khiến chúng không thể phát triển bình thường, thậm chí gây dị tật ở hệ thần kinh.
2 - Những điều mẹ bầu nên làm để tránh vết chàm cho con
Va chạm khi mang thai
Sau khi mang thai, cơ thể của phụ nữ không còn giống như trước và khó có thể kiểm soát trong một số tình huống. Vì vậy khi mang thai nếu bị té ngã mẹ phải hết sức lưu ý không nên để lại những vết sưng đỏ trên người. Một số bà bầu thường bất cẩn và thờ ơ khi có những vết sưng nhỏ trên người, nhưng nó có thể để lại những hậu quả không ngờ tới.
Nếu mẹ bầu vô tình va chạm vào các mao mạch của trẻ khi mang thai, khả năng trẻ có vết bớt dài trên cơ thể các lên tới khoảng 23,5%. Với khả năng cao như vậy, mẹ bầu phải thận trọng trong hành vi hằng ngày. Nếu có những vết xước trên người bạn cũng nên nhẹ nhàng xử lí để không để lại những vết sẹo to nhé.
Không nên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, hóa chất
Khi mang thai, mẹ bầu nên sống trong môi trường trong lành, không bị ô nhiễm, khói bụi và tránh xa các loại hóa chất. Đặc biệt là nguồn nước bị nhiễm độc có thể gây ra những tác hại kinh khủng đối với thai phụ và thai nhi.
Em bé trong bụng người mẹ có nguy cơ chậm phát triển về cả thể chất và trí não, làm tăng khả năng bị dị tật bẩm sinh cùng những tổn hại không hề nhỏ cho sức khỏe mẹ bầu.
Không những thế, thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, hóa chất là một trong những nguyên nhân bé bị vết bớt chàm vì lớp hạ bì tăng khả năng tích tụ sắc tố dính trên cơ thể bé. Khiến cho bé khi sinh ra thường mang những vết bớt chàm xấu xí.
Mẹ nên ghi nhớ những điều trên để bé yêu khi sinh ra không bị ảnh hưởng đến nhan sắc nhé.