Giải ngố về bệnh động kinh

Google News

Động kinh, hay dân gian vẫn thường gọi là giật kinh phong, là một bệnh mạn tính với các biểu hiện đặc trưng là các cơn co cứng, co giật và mất ý thức tạm thời.

Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng thường gặp nhất ở trẻ em từ sơ sinh đến 12 tuổi và người lớn trên 65. Với một số dạng động kinh, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh vẫn có khả năng được chữa khỏi, người bệnh có thể hồi phục và trở lại cuộc sống bình thường.
Phân biệt bệnh động kinh/ giật kinh phong với các dạng bệnh khác
Động kinh là bệnh lý xảy ra do sự bất thường trong não bộ dẫn tới sự kích thích đồng thời một nhóm các tế bào thần kinh của vỏ não (chất xám), gây ra sự phóng điện đột ngột và không thể kiểm soát. Điều này làm xuất hiện các cơn co giật lặp đi lặp lại nhiều lần với những thay đổi từ cảm giác, nhận thức đến hành vi vận động.
Giai ngo ve benh dong kinh
 
Biểu hiện của cơn động kinh sẽ phụ thuộc tùy vào vùng vỏ não bị kích thích. Các cơn động kinh có thể xảy ra với nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau như từ vắng ý thức, co giật, co cứng, chân tay hoặc toàn thân.
Cơn co giật do động kinh thường xuất hiện một cách đột ngột, và có tính chất lặp đi lặp lại theo một chu kỳ nhất định đối với những cơn co giật cục bộ hoặc toàn thân điển hình, có đặc điểm giống nhau. Việc kiểm tra trong điện não đồ có sóng nhọn bất thường.
Một số trường hợp các bệnh khác cũng có thể là tác nhân gây nên cơn co giật, ví dụ như hạ đường huyết, say nắng, sử dụng rượu bia, hạ canxi huyết, tăng natri huyết, hoặc các chất gây nghiện quá mức giới hạn cho phép... Dưới đây là một số điểm để nhận diện thường gặp khi có cơn co giật, tránh nhầm lẫn với bệnh động kinh:
Cơn co giật do hạ canxi huyết: Sẽ bị tê và ngứa ran ngón chân, ngón tay, chuột rút cơ bắp, cứng khớp hoặc run giật... khi xét nghiệm máu cho thấy rõ sự sụt giảm nồng độ canxi máu kèm theo chứng rối loạn một số các chất điện giải khác.
Co giật do hạ đường huyết: Cơ bản không xuất hiện mình triệu chứng co giật mà còn có sự kết hợp với một số biểu hiện khác như vã mồ hôi, hoa mắt hay chóng mặt, choáng váng, đau đầu, buồn nôn, cuối cùng là ngất xỉu. Khi kiểm tra glucose máu giảm dưới mức bình thường.
Xét nghiệm và chẩn đoán bệnh động kinh
Khi có một cơn co giật xuất hiện đầu tiên không rõ nguyên nhân, thì sẽ có khoảng 25% khả năng cơn co giật xuất hiện lại và khoảng 70% có nguy cơ mắc bệnh động kinh.
Phân loại và khai thác tiền sử bệnh động kinh: Một số câu hỏi thường được các bác sĩ sử dụng để chẩn đoán như: Cơn co giật đầu tiên xảy ra khi nào? Trong trường hợp nào? Sảy ra trong thời gian bao lâu? Bạn có cảm giác như thế nào trong trước, khi và sau cơn co giật? Bạn đã từng bị chấn thương vùng đầu hay mắc bệnh lý nào về não không? Gia đình bạn có ai từng xuất hiện triệu chứng tương tự không?
Các xét nghiệm tổng quát như: Xét nghiệm máu, điện não đồ (EEG), chụp cắt lớp điện tử (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI). Trong đó, điện não đồ là một yếu tố quan trọng nhất trong chẩn đoán và xác định loại động kinh vì theo dõi và kiểm tra được hoạt động điện của não một cách trực tiếp.
Theo Dương Thị Uyên/Vietnamnet

>> xem thêm

Bình luận(0)