|
Thịt là bộ phận của tôm chứa nhiều canxi nhất. |
Trước giờ chúng ta vẫn hay lầm tưởng rằng vỏ tôm chứa nhiều canxi nhất. Nhưng theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết canxi trong vỏ tôm gần như không có hoặc rất ít. Vỏ tôm cứng do có thành phần chính là chitin, một dạng polymer cấu thành cho phần lớn các loài giáp xác. Nguồn canxi chủ yếu của tôm là từ phần thịt.
Đầu là phần chứa chất thải của tôm và tích tụ nhiều kim loại nặng như asen. Đối với phụ nữ mang thai, độc tính của kim loại nặng asen thường rất mạnh, ăn nhiều có thể dẫn đến dị tật thai nhi hoặc sẩy thai. Tôm to cần chế biến sạch, loại bỏ đầu để đảm bảo an toàn.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, khi bạn chọn mua tôm cần quan sát phần đầu. Nếu đầu tôm chuyển màu đen có khả năng nhiễm kim loại, các chất độc hại, ký sinh trùng.
Để tăng trọng lượng, người ta thường bơm nước muối, thậm chí là glixerin - chất từ thủy phân chất béo vào tôm. Khi bị phát hiện, người ta lại nghĩ ra cách thay glixerin bằng nước muối sinh lý có độ mặn tương tự nước biển. Cách này tồn tại khá lâu và từng bị nhiều nước nhập khẩu tôm của Việt Nam cảnh báo.
|
Ăn phải tôm bị bơm tạp chất se bị ngộ độc, tiêu chảy, thương hàn. |
Theo các chuyên gia, tôm bị bơm tạp chất (đặc biệt tạp chất dạng lỏng) là môi trường phù hợp cho nhiều loại vi khuẩn phát triển. Nếu ăn phải loại tôm này, bạn sẽ có nguy cơ ngộ độc, mắc các bệnh nguy hiểm như tả, tiêu chảy, thương hàn, rối loạn tiêu hóa.
Tôm bơm tạp chất thì thân tôm cứng, thẳng, mang phồng, đầu và thân nhanh rời nhau, có lớp rau câu giữa thịt và vỏ.
Khi chọn tôm, nếu bạn thấy chúng cứng, thẳng đơ, mang phồng căng, phù đầu, gai vểnh, xòe đuôi, các bộ phận nhanh chóng rời nhau... là đã được bơm tạp chất. Ngoài ra, loại tôm này khi nấu chảy nhiều nước, thịt teo lại, vị nhạt và bở hơn so với bình thường. Nếu tôm bị bơm thạch, khi nấu chín, bóc vỏ tôm sẽ thấy lớp rau câu nằm giữa thịt và vỏ.
Không nên chế biến tôm kết hợp với thực phẩm có chứa vitamin C.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, không nên chế biến tôm với các loại rau, củ, quả nhiều vitamin C. Khi vitamin C gặp các độc tố có sẵn trong tôm sẽ phát tán dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Người mắc bệnh gout nên hạn chế ăn tôm.
Theo Health, người mắc bệnh gout, tăng acid uric máu và viêm khớp không nên ăn hải sản nhiều. Nếu bạn dung nạp lượng purine quá mức, chúng sẽ dễ lắng đọng các tinh thể acid uric trong khớp khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.