Con chậm tăng cân, cha mẹ nên biết những điều này

Google News

Nếu bé hầu như không hoặc chậm tăng cân thì có thể do bé ăn uống không đủ chất, cơ thể không hấp thu.

Tình trạng chậm tăng cân có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất, tinh thần và năng lượng của một đứa trẻ. Có một số trẻ vốn dĩ là gầy (do di truyền) nên sức khỏe của chúng không bị ảnh hưởng là bao. Tuy nhiên, những đứa trẻ có thể trạng gầy do cơ thể không hấp thụ được đầy đủ dinh dưỡng và khiến cơ thể thiếu năng lượng. Những đứa trẻ gầy yếu có thể là đối tượng trêu chọc của những đứa trẻ khác.
Con cham tang can, cha me nen biet nhung dieu nay
 Ảnh minh họa.
Vì sao trẻ chậm tăng cân?
Có khá nhiều nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân như chế độ dinh dưỡng, tiền sử sức khỏe, các hoạt động thể chất hay rối nhiễu về tinh thần…
Nhìn chung, nếu bé hầu như không hoặc chậm tăng cân thì có thể do bé ăn uống không đủ chất, cơ thể không hấp thu và sử dụng chất dinh dưỡng đúng cách.
Dù bé chậm tăng cân do nguyên nhân nào thì cũng có hệ quả là bé bị thiếu năng lượng và chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến việc phát triển chiều cao và trí thông minh của bé.
Thay đổi thói quen ăn uống
1. Cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ
Nhiều khi vấn đề không phải là vấn đề trẻ ăn gì, mà là ăn bao nhiêu. Trẻ có dạ dày nhỏ và cần phải ăn thường xuyên hơn so với người lớn.
Trẻ em có thể cần phải ăn năm hoặc sáu bữa ăn nhỏ, cùng với đồ ăn nhẹ, mỗi ngày.
Bất cứ khi nào trẻ bị suy dinh dưỡng cảm thấy đói, hãy cho bé ăn ngay.
2. Ăn là một việc quan trọng và thú vị
Bạn nên khiến trẻ cảm thấy thú vị khi ăn. Rất nhiều chị em đã trang trí bữa ăn của con trở nên bắt mắt mà vẫn đủ dinh dưỡng để thu hút trẻ.
Nếu như trẻ không muốn ăn mà bạn mắng, phạt hay đánh trẻ thì càng làm bé trở nên hoảng loạn vào các bữa ăn sau. Nếu bé đã dừng ăn, bạn nên tạm dừng và cho bé ăn bữa phụ sau đó 1-2 giờ.
Để cho bé tập trung ăn uống, bạn nên tắt tất cả TV, máy tính, di động.
3. Làm tấm gương tốt cho con
Trẻ em học bằng cách quan sát. Nếu bạn thường xuyên thử các loại thức ăn mới và lành mạnh như trái cây, rau củ, ngũ cốc,...trẻ sẽ có xu hướng đòi ăn cùng và lâu dần trở thành một thói quen. Hạn chế các đồ ăn nhanh khỏi cả thực đơn của bạn để làm gương cho bé.
4. Khuyến khích tập thể dục thường xuyên
Nhiều người vẫn nghĩ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên sẽ giảm cân. Tuy nhiên, tập thể dục thường xuyên có thể kích thích sự thèm ăn. Vì vậy hãy thử khuyến khích trẻ vận động nhẹ nhàng trước bữa ăn.
Mời quý độc giả xem video Nuôi con bằng sữa mẹ (nguồn VTV):
Theo Khỏe & Đẹp

>> xem thêm

Bình luận(0)