Nhiều tờ tiền dính may túy: Nhiều nghiên cứu cho thấy phần lớn các tờ tiền giấy ở Mỹ đều có dính cocaine. Các tay buôn lậu ma túy thường dùng bàn tay dính đầy cocaine của mình để cầm tiền mặt và nhiều tên còn cuộn tờ tiền vào để hít ma túy. Người ta còn tìm thấy cả phân trên tiền. Báo cáo năm 2002 trên tờ Southern Medical Journal cho thấy mầm bệnh, bao gồm cả khuẩn tụ cầu được tìm thấy trên 94% số đồng USD được xét nghiệm.Nguồn gốc của tiền giấy: Trung Quốc tạo ra tờ tiền giấy đầu tiên cách đây 1400 năm. Tiền giấy lần đầu được sử dụng ở Trung Quốc vào thời nhà Đường (618-907), chủ yếu là dưới dạng phiếu tín dụng hoặc thương phiếu tư nhân. Nước này cũng là nước đầu tiên thi hành án phạt với tiền giả và cực kỳ nghiêm khắc, đó là tử hình.Nguồn gốc của ký hiệu $: Cục In Tiền của Mỹ giải thích rằng, ký hiệu $ ban đầu được dùng cho đồng Peso của Tây Ban Nha và Mexico, giống chữ P viết lồng vào chữ S. Ký hiệu đó được dùng rộng rãi từ trước năm 1875 (năm phát hành đồng USD bằng giấy đầu tiên).Người sống không được in lên tiền USD: Trong thời kỳ Cách mạng, Mỹ đưa ra bộ luật: không một người sống nào được phép có mặt trên đồng xu. Mục đích là để thể hiện rằng Mỹ sẽ không giống như một đất nước quân chủ, đưa hình ảnh của các vị "Vua" còn sống lên đồng tiền. Tuy nhiên có một ngoại lệ duy nhất là chân dung Tổng thống Calvin Coolidge được đúc trên một đồng xu để kỷ niệm 150 năm ngày độc lập Mỹ vào năm 1926.Tờ 20 USD bị làm giả nhiều nhất: Vào những năm đầu khai sinh đất nước, làm giả tiền là một tội chết. Để chống lại vấn nạn này, Sở Đúc Tiền Mỹ và Sở Mật Vụ đã được thành lập. Mệnh giá bị làm giả nhiều nhất là 20 USD, tiếp đó là 100 USD. Ở nước ngoài thì 100 USD lại bị "nhái" nhiều nhất.Mỗi tờ tiền giấy chỉ tồn tại được 18 tháng: USD là tờ tiền lưu hành mạnh nhất ở Mỹ. Các tờ 1 USD chiếm 45% lượng giấy bạc in bởi Cục In Ấn Mỹ. Mỗi tờ giấy bạc thường giữ được khoảng 18 tháng trước khi bị nhàu nát.Nguyên thủ xuất hiện trên nhiều tờ tiền giấy nhất: Từ Australia tới Trinidad và Tobago, chân dung Nữ hoàng Elizabeth Đệ nhị xuất hiện trên 33 quốc gia khác nhau. Canada là nước đầu tiên đưa hình ảnh Nữ hoàng Anh lên đồng tiền vào năm 1935 trên đồng 20 đôla Canada. Qua thời gian, 26 chân dung khác của Nữ hoàng Elizabeth đã được sử dụng tại Anh và các nước thuộc địa, lãnh thổ tự trị và vùng lãnh thổ của Anh.Đồng tiền mệnh giá “khủng”: Để chống siêu lạm phát lên tới 231 triệu % và giá một ổ bánh mì lên tới 300 tỷ đôla Zimbabwe, chính phủ thống nhất mới thành lập của nước này đã phát hành đồng tiền 100 nghìn tỷ đôla Zimbabwe. Tuy vậy, lãnh đạo nước này đã quyết định cho phép người dân giao dịch bằng đồng tiền các nước khác. Động thái này giúp chống lạm phát được vài tháng rồi lạm phát lại bùng lên.Tờ tiền giấy hiếm nhất: Tiền giấy mệnh giá lớn nhất từng được Ngân hàng Trung ương Anh BOE phát hành là tờ tiền 1.000.000 Bảng năm 1948 trong giai đoạn tái thiết thời hậu chiến dưới kế hoạch Marshall. Tờ tiền này chỉ dành cho chính phủ Mỹ sử dụng và bị hủy bỏ chỉ sau vài tháng nên rất ít tờ lọt ra ngoài cho các nhà sưu tập tư nhân.Tờ tiền giấy lớn nhất: Với kích thước còn to hơn cả khổ giấy A4, tờ 100.000 peso được chính phủ Philippines phát hành năm 1988 là tờ tiền giấy lớn nhất thế giới. Tờ tiền này được phát hành để chào mừng 100 năm ngày thoát khỏi ách thống trị Tây Ban Nha và chỉ dành cho các nhà sưu tập.
Nhiều tờ tiền dính may túy: Nhiều nghiên cứu cho thấy phần lớn các tờ tiền giấy ở Mỹ đều có dính cocaine. Các tay buôn lậu ma túy thường dùng bàn tay dính đầy cocaine của mình để cầm tiền mặt và nhiều tên còn cuộn tờ tiền vào để hít ma túy. Người ta còn tìm thấy cả phân trên tiền. Báo cáo năm 2002 trên tờ Southern Medical Journal cho thấy mầm bệnh, bao gồm cả khuẩn tụ cầu được tìm thấy trên 94% số đồng USD được xét nghiệm.
Nguồn gốc của tiền giấy: Trung Quốc tạo ra tờ tiền giấy đầu tiên cách đây 1400 năm. Tiền giấy lần đầu được sử dụng ở Trung Quốc vào thời nhà Đường (618-907), chủ yếu là dưới dạng phiếu tín dụng hoặc thương phiếu tư nhân. Nước này cũng là nước đầu tiên thi hành án phạt với tiền giả và cực kỳ nghiêm khắc, đó là tử hình.
Nguồn gốc của ký hiệu $: Cục In Tiền của Mỹ giải thích rằng, ký hiệu $ ban đầu được dùng cho đồng Peso của Tây Ban Nha và Mexico, giống chữ P viết lồng vào chữ S. Ký hiệu đó được dùng rộng rãi từ trước năm 1875 (năm phát hành đồng USD bằng giấy đầu tiên).
Người sống không được in lên tiền USD: Trong thời kỳ Cách mạng, Mỹ đưa ra bộ luật: không một người sống nào được phép có mặt trên đồng xu. Mục đích là để thể hiện rằng Mỹ sẽ không giống như một đất nước quân chủ, đưa hình ảnh của các vị "Vua" còn sống lên đồng tiền. Tuy nhiên có một ngoại lệ duy nhất là chân dung Tổng thống Calvin Coolidge được đúc trên một đồng xu để kỷ niệm 150 năm ngày độc lập Mỹ vào năm 1926.
Tờ 20 USD bị làm giả nhiều nhất: Vào những năm đầu khai sinh đất nước, làm giả tiền là một tội chết. Để chống lại vấn nạn này, Sở Đúc Tiền Mỹ và Sở Mật Vụ đã được thành lập. Mệnh giá bị làm giả nhiều nhất là 20 USD, tiếp đó là 100 USD. Ở nước ngoài thì 100 USD lại bị "nhái" nhiều nhất.
Mỗi tờ tiền giấy chỉ tồn tại được 18 tháng: USD là tờ tiền lưu hành mạnh nhất ở Mỹ. Các tờ 1 USD chiếm 45% lượng giấy bạc in bởi Cục In Ấn Mỹ. Mỗi tờ giấy bạc thường giữ được khoảng 18 tháng trước khi bị nhàu nát.
Nguyên thủ xuất hiện trên nhiều tờ tiền giấy nhất: Từ Australia tới Trinidad và Tobago, chân dung Nữ hoàng Elizabeth Đệ nhị xuất hiện trên 33 quốc gia khác nhau. Canada là nước đầu tiên đưa hình ảnh Nữ hoàng Anh lên đồng tiền vào năm 1935 trên đồng 20 đôla Canada. Qua thời gian, 26 chân dung khác của Nữ hoàng Elizabeth đã được sử dụng tại Anh và các nước thuộc địa, lãnh thổ tự trị và vùng lãnh thổ của Anh.
Đồng tiền mệnh giá “khủng”: Để chống siêu lạm phát lên tới 231 triệu % và giá một ổ bánh mì lên tới 300 tỷ đôla Zimbabwe, chính phủ thống nhất mới thành lập của nước này đã phát hành đồng tiền 100 nghìn tỷ đôla Zimbabwe. Tuy vậy, lãnh đạo nước này đã quyết định cho phép người dân giao dịch bằng đồng tiền các nước khác. Động thái này giúp chống lạm phát được vài tháng rồi lạm phát lại bùng lên.
Tờ tiền giấy hiếm nhất: Tiền giấy mệnh giá lớn nhất từng được Ngân hàng Trung ương Anh BOE phát hành là tờ tiền 1.000.000 Bảng năm 1948 trong giai đoạn tái thiết thời hậu chiến dưới kế hoạch Marshall. Tờ tiền này chỉ dành cho chính phủ Mỹ sử dụng và bị hủy bỏ chỉ sau vài tháng nên rất ít tờ lọt ra ngoài cho các nhà sưu tập tư nhân.
Tờ tiền giấy lớn nhất: Với kích thước còn to hơn cả khổ giấy A4, tờ 100.000 peso được chính phủ Philippines phát hành năm 1988 là tờ tiền giấy lớn nhất thế giới. Tờ tiền này được phát hành để chào mừng 100 năm ngày thoát khỏi ách thống trị Tây Ban Nha và chỉ dành cho các nhà sưu tập.