Chưa kịp mắc triệu chứng, Delta đã lây lượng virus “khủng” sang người khác

Google News

Khi chưa kịp có triệu chứng mắc bệnh, người nhiễm biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 đã có thể truyền lượng virus lớn sang người khác. 

Theo một nghiên cứu mới từ tạp chí Nature, người nhiễm biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 có thể truyền virus sang người khác trước khi gặp bất kỳ triệu chứng nào. Cụ thể, khoảng gần 2 ngày trước khi có triệu chứng nhiễm COVID-19, tải lượng virus trong cơ thể người nhiễm hoàn toàn đủ để lây nhiễm.
Theo các nhà nghiên cứu, sự thay đổi này có thể là nguyên nhân chính thúc đẩy số ca mắc COVID-10 gia tăng mạnh mẽ trong thời gian gần đây.
Sự lây truyền không có triệu chứng là một đặc điểm của các biến thể SAS-CoV-2 trước đó. Những nghiên cứu cho thấy, khoảng cách giữa việc có kết quả xét nghiệm nhiễm chủng Delta với việc có triệu chứng là 1,8 ngày.
Chua kip mac trieu chung, Delta da lay luong virus
Ảnh minh họa. 
Kết quả là, gần 3/4 ca nhiễm Delta xảy ra trong giai đoạn không có triệu chứng, nghiên cứu cho thấy.
Tiến sĩ Stefen Ammon, giám đốc y tế của Lực lượng đặc nhiệm chống Covid-19 thuộc DispatchHealth, dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu, cho biết: "Chủng Delta dễ lây lan hơn, một phần là do các cá thể bị nhiễm mang và phát tán nhiều virus hơn so với các biến thể trước đó. Trong khi các chủng trước đó của COVID-19 có khả năng lây tuyền với những triệu chứng dễ nhận thấy như cảm lạnh thông thường, biến thể Delta lại dễ lây truyền hơn so với cúm theo mùa, bại liệt, đậu mùa, Ebola và cúm gia cầm. Nó cũng dễ lây lan như bệnh thủy đậu".
Vắc xin vẫn có hiệu quả, nhưng sự lây lan là một vấn đề đáng lo ngại
Do khả năng lây nhiễm nhanh hơn, Delta đã trở thành biến thể SARS-CoV-2 thống trị trên toàn thế giới. Nó chiếm hơn 90% số ca mắc ở Hoa Kỳ.
Trong khi vắc xin vẫn cực kỳ hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhập viện và tử vong do COVID-19, các nghiên cứu mới đang chỉ ra rằng những người được tiêm chủng nhưng vẫn nhiễm virus được gọi là "nhiễm trùng đột phá", có thể có tải lượng virus cao như những người chưa được tiêm chủng.
Đồng nghĩa với việc, dù có được tiêm đủ 2 mũi vắc xin, mọi người vẫn có khả năng bị nhiễm COVID-19 và lây cho người khác. Điều này khác với hiểu biết trước đây của chúng ta về hiệu quả của vắc xin COVID-19.
Khi vắc xin COVID-19 lần đầu tiên ra mắt, chúng đã chứng minh khả năng tuyệt vời trong việc ngăn chặn người nhận nhiễm bất kỳ dạng COVID-19 nào.
"Tuy nhiên, trong một số trường hợp, biến thể Delta đã phát triển khả năng né tránh một phần khả năng miễn dịch do tiêm chủng mang lại, có nghĩa là có nhiều trường hợp lây nhiễm đột phá hơn ở những người được tiêm chủng từ biến thể Delta so với các phiên bản trước của virus", Tiến sĩ Stefen Ammon nói.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy tầm quan trọng của việc chủng ngừa COVID-19 đối với sức khỏe cá nhân và hạn chế lây truyền.
Về vấn đề này, Tiến sĩ Jason Gallagher, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở Philadelphia cho biết: "Việc những người không có triệu chứng lây lan virus không phải là thông tin mới. Hơn một năm qua, chúng tôi biết mọi người dễ lây nhiễm trước khi phát triệu chứng. Tuy nhiên, hai nghiên cứu hiện cho thấy RNA của virus giảm nhanh hơn ở những người được tiêm chủng so với những người không tiêm chủng, cho thấy khả năng họ truyền virus cho người khác là thấp hơn".
Theo Bộ Y tế, các dấu hiệu nhiễm SARS-CoV-2 nếu có gồm:
- Ho
- Sốt (trên 37,5 độ C)
- Đau đầu
- Đau họng, rát họng
- Sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi
- Khó thở
- Đau ngực, tức ngực
- Đau mỏi người, đau cơ
- Mất vị giác
- Mất khứu giác
- Đau bụng, buồn nôn
- Tiêu chảy
Người dân bảo vệ mình thế nào?
Thông tin trên báo Người lao động, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho biết con đường lây truyền chính của virus SARS-CoV-2 là qua giọt bắn, khi nói chuyện, ho, hắt hơi. Theo đó, virus sẽ bay trong không khí với khoảng cách dưới 2 m. Nếu đeo khẩu trang và giữ khoảng cách trên 2 m thì tỉ lệ lây nhiễm sẽ giảm đi rất nhiều.
"Khi chúng ta to, hắt hơi cũng làm vấy bẩn bề mặt và bàn tay nên việc vệ sinh bề mặt và bàn tay là quan trọng. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc lây nhiễm qua bề mặt khá hạn chế so với việc lây qua đường hô hấp, tuy nhiên vẫn xảy ra. Theo đó, Bộ Y tế khuyến cáo về việc người dân nên hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, hoặc nếu cần thiết phải đảm bảo được việc phòng tránh lây nhiễm bằng việc rửa tay sát khuẩn thường xuyên"- bác sĩ Cấp khuyến cáo. 
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, liên tục có những ổ dịch mới như hiện nay, bác sĩ Cấp cho rằng không chỉ người dân ở ngoài cộng đồng mà ngay cả những người ở trong khu cách ly tập trung cũng cần thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K và giữ khoảng cách trên 2 m.

Mời quý độc giả xem video: Người nhiễm biến thể Delta có tải lượng virus cao gấp 300 lần. Nguồn VTV1.


Kiều Dụ

>> xem thêm

Bình luận(0)