Biến thể Delta “tàn phá” sức khỏe con người đáng sợ, cách phòng ngừa?

Google News

 Không chỉ lây lan nhanh, biến thể Delta còn có sức tấn công mạnh hơn vào sức khỏe con người. Người nhiễm chủng Delta có nguy cơ nhập viện cao hơn so với nhiễm các biến chủng khác.

Biến thể Delta lây lan cực nhanh và tấn công khủng khiếp tới sức khỏe con người
Biến thể Delta làm tăng vọt số ca mắc COVID-19, số ca nhập viện và ca tử vong trên khắp nước Mỹ cũng như toàn thế giới. Tại Mỹ, biến thể Delta chiếm hơn 93% số ca mắc mới, Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) cho hay. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến thể này cũng đã lan rộng ra hơn 135 quốc gia và vùng lãnh thổ.
CDC ước tính, biến thể Delta dễ lây nhiễm như bệnh thủy đậu và chỉ ít lây nhiễm hơn bệnh đậu mùa, vốn được coi là một trong những virus dễ lây lan nhất.
Bien the Delta “tan pha” suc khoe con nguoi dang so, cach phong ngua?
WHO gọi biến thể Delta là phiên bản virus “nhanh nhất và mạnh nhất” trong số các biến thể của virus corona trong đại dịch COVID-19. 
Hiện nay, biến thể Delta đang "lan rộng như cháy rừng" ở phía Nam nước Mỹ, đặc biệt là tại bang Louisiana, một trong những nơi có tỷ lệ tiêm vắc xin thấp nhất nước Mỹ khi chỉ 37% dân số được tiêm vắc xin đầy đủ, thấp hơn hẳn so với tỷ lệ 50% trên toàn quốc.
Tại Mỹ, số ca mắc hàng ngày trung bình hiện nay là 100.000 trường hợp, gấp 9 lần so với giữa tháng 6.
Bởi vì biến thể Delta dễ lây nhiễm hơn nhiều so với các biến thể trước nên CDC đã ban hành quy định mới ngày 27/7 khuyến cáo những người đã được tiêm vắc xin vẫn nên "đeo khẩu trang khi ở trong nhà tại các địa điểm công cộng nếu ở khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao".
Bệnh nhân mắc biến thể Delta có nồng độ virus cao gấp 1.260 lần so với những người nhiễm chủng COVID-19 ban đầu ở Vũ Hán. Virus được tìm thấy ở người nhiễm biến thể Delta sau 4 ngày tiếp xúc, trong khi chủng ban đầu là khoảng 6 ngày. Thậm chí, chu kỳ lây nhiễm còn tiến triển nhanh hơn và vào thời điểm hiện tại là còn khoảng 2 ngày.
Điều này cho thấy biến thể Delta lây nhiễm với tốc độ nhanh hơn hẳn so với chủng ban đầu. WHO gọi đây là phiên bản virus “nhanh nhất và mạnh nhất” trong số các biến thể của virus corona trong đại dịch COVID-19.
Không chỉ lây lan nhanh, biến thể Delta còn có sức tấn công mạnh hơn vào sức khỏe con người. Người nhiễm chủng Delta có nguy cơ nhập viện cao hơn so với nhiễm các biến chủng khác.
Không chỉ tấn công những người có bệnh nền, người trẻ và khỏe mạnh cũng có thể chuyển biến nặng nếu nhiễm biến thể này. Một nghiên cứu của các chuyên gia tại Australia mới đây cho thấy, chủng virus Delta dường như có thể khiến những người trẻ, khỏe mạnh có nguy cơ bị biến chứng tim mạch và làm gia tăng tỷ lệ tử vong ở nhóm đối tượng này.
Thậm chí, biến thể Delta còn làm tăng số bệnh nhi nhập viện với các triệu chứng nhanh chóng chuyển biến nặng.
Ứng phó với biến thể Delta như thế nào?
Biến thể Delta với sự nguy hiểm khó lường đã khiến cho cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 toàn cầu chao đảo, trong đó có Việt Nam. Nằm lòng việc tuân thủ quy định 5K và tiêm vắc xin chính là vũ khí để ứng phó với biến thể Delta cũng như dịch COVID-19. Các loại vắc xin được cấp phép đều có hiệu quả theo từng mức khác nhau đối với biến thể Delta.
Bien the Delta “tan pha” suc khoe con nguoi dang so, cach phong ngua?-Hinh-2
Các nhà khoa học vẫn khẳng định vắc xin là phương pháp hiệu quả nhất trong việc bảo vệ con người khỏi sự tấn công của virus SARS-CoV-2, dù các biến thể mới liên tục xuất hiện.
Hiện tại, các nhà khoa học vẫn khẳng định vắc xin là phương pháp hiệu quả nhất trong việc bảo vệ con người khỏi sự tấn công của virus SARS-CoV-2, dù các biến thể mới liên tục xuất hiện, kéo theo mối lo lắng về nguy cơ lây nhiễm tăng cao.
Giám đốc phụ trách Chương trình khẩn cấp của WHO, ông Mike Ryan, mới đây tuyên bố các vắc xin  do WHO phê duyệt vẫn tạo ra “sự bảo vệ đáng kể đối với khả năng bệnh trở nặng hoặc phải nhập viện do tất cả các biến thể gây ra, kể cả biến thể Delta”.
Khả năng bảo vệ của các vắc xin ngừa COVID-19 hiện nay vẫn rất mạnh mẽ, giúp giảm nguy cơ bệnh diễn biến nặng và phải nhập viện khi mắc các biến thể của virus SARS-CoV-2. Những người chưa được tiêm phòng thuộc diện nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều.
Theo giới chức y tế Anh, vắc xin ngừa COVID-19 của Pfizer và AstraZeneca đạt hiệu quả cao trong việc ngăn chặn tình trạng phải nhập viện với các ca mắc biến chủng Delta. Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE) cho biết hiệu quả của vắc xin Pfizer và AstraZeneca trong ngăn chặn nguy cơ nhập viện với người mắc biến chủng Delta lần lượt là 96% và 92% sau khi tiêm đủ hai mũi.
Bien the Delta “tan pha” suc khoe con nguoi dang so, cach phong ngua?-Hinh-3
Tuân thủ quy định 5K và tiêm vắc xin chính là vũ khí để ứng phó với biến thể Delta cũng như dịch COVID-19.
Các chuyên gia y tế thế giới đều thống nhất rằng cần phải tiêm đủ 2 mũi vắc xin để nâng cao hiệu quả bảo vệ trước biến thể Delta, đồng thời tăng độ che phủ của vắc xin trên quy mô dân số để giảm số ca mắc và giảm nguy cơ SARS-CoV-2 tiếp tục đột biến. Cộng đồng người tiêm vắc xin càng lớn, nguy cơ lây nhiễm càng nhỏ.
Tại Việt Nam, tiêm vắc xin và thực hiện thông điệp 5K gồm: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế chính là cách bảo vệ bản thân, gia đình khỏi đại dịch COVID-19 nguy hiểm.
Bien the Delta “tan pha” suc khoe con nguoi dang so, cach phong ngua?-Hinh-4
 
Bien the Delta “tan pha” suc khoe con nguoi dang so, cach phong ngua?-Hinh-5
 
 

Mời độc giả xem video "Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên thế giới". Nguồn: THDT.




Thảo Nguyên

>> xem thêm

Bình luận(0)