Vài ngày trước, bác sĩ Hồng Vĩnh Tường - chuyên khoa Thận, người Trung Quốc, đã chia sẻ về một trường hợp bệnh nam khoa rất đặc biệt. Theo bác sĩ Hồng, ngày đó ông tiếp nhận một bệnh nhân nam có vẻ mặt cực kỳ cau có khó chịu.
Khi trình bày với bác sĩ, nam bệnh nhân nói rằng anh bị đau nhói ở bàng quang, muốn thử nước tiểu, thế nhưng chưa cần phải xét nghiệm, bác sĩ Hồng đã đoán ra bệnh của chàng trai, yêu cầu anh cởi quần ra để kiểm chứng. Lúc này, bác sĩ cũng giật mình vì vùng kín của nam bệnh nhân nhiều vết xanh tím, "của quý" cũng sưng lên.
Hoá ra, cơ thể người đàn ông này có nhiều lông, không chỉ có lông ở má còn có lông ở ngực, rốn và vùng kín, vô cùng rậm rạp. Vì bạn gái phiền lòng, người đàn ông quyết định cạo sạch lông trên cơ thể, trong đó phần lông vùng kín cũng bị cạo đi.
|
Ảnh minh hoạ. |
Song, chẳng bao lâu sau, người đàn ông cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy. Phát hiện mình bị viêm nang lông, anh chủ động mua thuốc mỡ về bôi bừa bãi. Không ngờ hành động này lại khiến anh bị nhiễm trùng vùng kín nặng hơn và biến chứng, buộc phải đi bệnh viện chữa trị.
Sau khi xem xét, ngoài việc kê thuốc bôi, bác sĩ Hồng còn kê cả thuốc kháng sinh dạng uống cho người đàn ông uống.
Đồng thời, bác sĩ Hồng cũng giải thích cặn kẽ: "Lông trên cơ thể con người mọc ra là có lợi ích nhất định. Tại sao nách lại có lông? Vì nách cọ sát nhiều. Tại sao hạ bộ, vùng kín có lông? Cũng là vì đó là nơi tiếp xúc, cọ sát với quần áo. Thực tế, lông mọc ra đều để bảo vệ cơ thể. Tốt nhất không nên động đến. Nếu cảm thấy điều đó ảnh hưởng đến ngoại hình của mình, có thể đến các chuyên gia để tỉa bớt đi".
Cũng theo bác sĩ Hoàng Kiến Quang - chuyên gia tiết niệu, lông ở vùng kín là biểu tượng của sự phát triển các đặc điểm sinh dục phụ của cơ thể con người.
Lông mọc ở vị trí này giúp giảm sự xâm nhập của bụi và vi trùng, điều hòa nhiệt độ và cung cấp độ ấm, giảm ma sát và bảo vệ vùng kín, có vai trò như bộ đệm. Nếu có thói quen cạo lông mu thì cần đặc biệt chú ý tránh vết thương trên da, tránh để vi trùng xâm nhập, tăng nguy cơ nhiễm trùng da.