Căn bệnh nhiễm trùng máu cấp khiến mỹ nam Hàn qua đời nguy hiểm ra sao?

Google News

(Kiến Thức) - Ngày 19/3, Lee Chi Hoon vừa qua đời vì bị nhiễm trùng máu cấp tính khi vừa bước sang tuổi 32. Nhiễm trùng máu không phải bệnh nhưng đây là tình trạng nguy kịch có thể gây tử vong cho bệnh nhân.

Theo tin từ All Kpop, ngày 19/3, Lee Chi Hoon qua đời vì nhiễm trùng máu cấp tính. Cụ thể, kết quả báo cáo cho thấy anh bị nhiễm trùng hạch bạch huyết. Người hâm mộ thương tiếc khi nam diễn viên mới vừa bước sang tuổi 32.
Nhiễm trùng máu không phải bệnh nhưng đây là tình trạng nguy kịch có thể gây tử vong cho bệnh nhân, hoặc để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải nhiễm trùng máu.
Can benh nhiem trung mau cap khien my nam Han qua doi nguy hiem ra sao?
Lee Chi Hoon qua đời vì nhiễm trùng máu cấp tính khi mới 32 tuổi. 
Nhiễm trùng máu xảy ra khi vi trùng xâm nhập vào cơ thể, tiết ra chất độc dẫn đến suy đa cơ quan, rối loạn đông máu hoặc suy gan, suy thận... Khi xác định nhiễm trùng máu, bác sĩ sẽ xác định "ngõ vào" của vi khuẩn, ví dụ nhiễm trùng máu hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu… do trước đó người bệnh đã bị nhiễm trùng các hệ này trước.
Biểu hiện và nguyên nhân của nhiễm trùng máu
Biểu hiện của bệnh là một loạt các triệu chứng như: sốt, rét run, nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp thở và ý thức. Đặc biệt là khi chúng giải phóng ra các loại độc tố sẽ dẫn đến tình trạng sốc nhiễm khuẩn mà biểu hiện rõ nhất là tụt H.A, suy đa tạng, rối loạn hô hấp, rồi loạn tuần hoàn và ý thức nặng. Giai đoạn này bệnh trở nên rất nặng vì vậy mà có những trường hợp được điều trị tích cực, kháng sinh phù hợp nhưng bệnh nhân vẫn tử vong do sốc nhiễm trùng.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng máu do vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào máu hoặc từ các ổ nhiễm khuẩn ở các mô tế bào, những cơ quan như: da, mô mềm, cơ, xương, khớp, hô hấp, tiêu hóa... Các loại vi khuẩn thường gây nhiễm trùng máu gồm vi khuẩn gram âm, vi khuẩn gram dương và vi khuẩn kỵ khí. Vi khuẩn gram âm chủ yếu là vi khuẩn đường ruột họ Enterobacteriacae như: Salmonella, Escherichia coli, Klebsiella, Serratia và các vi khuẩn Enterobacter...; ngoài ra còn có Pseudomonas aeruginosa, Burkholderia pseudomallei. Vi khuẩn gram dương thường gặp là Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus, Streptococcus suis... Vi khuẩn kỵ khí thường gặp là Clostridium perfringens và Bacteroides fragilis.
Can benh nhiem trung mau cap khien my nam Han qua doi nguy hiem ra sao?-Hinh-2
Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải nhiễm trùng máu. 
Nhiễm trùng máu đặc biệt nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời dẫn đến các biến chứng nặng về tuần hoàn, hô hấp, rối loạn đông máu, suy gan thận và các tạng khác.
Chẩn đoán nhiễm trùng máu
Trong thực tế, bệnh lý nhiễm trùng máu được chẩn đoán xác định căn cứ vào các triệu chứng biểu hiện trên lâm sàng và kết quả thực hiện những xét nghiệm có liên quan.
Về mặt lâm sàng: người bệnh phải có những quy định sau đây: Bệnh nhân người lớn có ít nhất một trong các dấu hiệu hay triệu chứng sau đây mà không tìm ra được nguyên nhân nào khác như: sốt cao trên 38oC, hạ huyết áp với huyết áp tâm thu từ 90mmHg trở xuống hay nước tiểu ít dưới 20cm3 mỗi giờ;…Bệnh nhân trẻ em từ 1 tuổi trở xuống có ít nhất một trong các dấu hiệu hay triệu chứng sau đây mà không tìm ra được nguyên nhân nào khác như: sốt cao trên 38oC, thân nhiệt hạ dưới 37oC, ngừng thở, tim đập chậm mà không tìm ra nguyên nhân nào khác; không thực hiện được việc cấy máu hoặc không tìm ra tác nhân gây bệnh hay kháng nguyên trong máu; không thấy tình trạng nhiễm khuẩn tại các vị trí khác của cơ thể…

Video "Cách ly khu nhà trọ của bệnh nhân thứ 39 nhiễm Covid-19 ở Hà Nội". Nguồn: Thanh Niên.

Điều trị nhiễm trùng máu
Ngày nay, với sự tiến bộ của các phương tiện chẩn đoán, trang thiết bị hỗ trợ tim mạch, hô hấp và kháng sinh thì việc chữa trị nhiễm trùng máu có kết quả rõ rệt, giảm được tử vong rất nhiều. Việc điều trị bao gồm cả công tác chẩn đoán sớm, loại bỏ nguồn gốc gây nhiễm trùng từ ổ nguyên phát, hỗ trợ tuần hoàn và hô hấp, điều chỉnh thăng bằng kiềm toan, chống rối loạn đông máu và kháng sinh. Trước khi sử dụng kháng sinh nên cấy máu và các bệnh phẩm khác để làm kháng sinh đồ chọn ra kháng sinh phù hợp song không phải chờ kết quả của kháng sinh đồ mới điều trị mà nên dùng kháng sinh phổ rộng ngay sau khi lấy bệnh phẩm.
Thảo Nguyên (TH)

>> xem thêm

Bình luận(0)