Thiếu hoặc thừa sắt gây ra hậu quả gì?
Sắt rất quan trọng với thai nhi, nếu mẹ bầu thiếu sắt ở giai đoạn đầu mang thai từ tháng 1-3 dễ gây ra sảy thai hoặc thai bị chết lưu. Nếu mẹ thiếu sắt ở những giai đoạn sau, có thể dẫn tới hiện tượng đẻ non, bào thai bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển nhận thức, giảm phát triển trí tuệ ở con sau này. Thiếu sắt khi mang thai còn khiến mẹ có nguy cơ bị băng huyết khi sinh, gây nguy hiểm đến tính mạng, có thể dẫn tới tử vong cả mẹ và con
Những biểu hiện của việc thiếu sắt khi mang thai là: mệt mỏi, chóng mặt, khó thở; thậm chí ngất xỉu – ảnh hưởng đến sự an toàn của cả mẹ và thai nhi. Thừa sắt dẫn tới tăng nồng độ sắt tự do và tăng nồng độ huyết sắc tố trong máu người mẹ làm cản trở quá trình cung cấp máu từ mẹ sang con, dẫn đến tình trạng bị sinh non, thiếu cân và tăng nguy cơ tử vong cho sản phụ.
|
Ảnh minh họa. |
Sắt dư thừa được tích lũy trong gan và lá lách. Nếu tích lũy kéo dài có thể dẫn tới suy gan, suy lách và hàng loạt các biến chứng khác. Dấu hiệu của bà bầu khi bị thừa sắt có thể có các biểu hiện như: tiêu chảy, đi tiểu ra máu, buồn nôn, đau bụng… Lúc này, mẹ bầu cần nhanh chóng đến bệnh viện, trung tâm y tế để bác sĩ thăm khám, không được chờ đợi bệnh tự thuyên giảm.
Bổ sung sắt đúng cách khi mang thai
Bổ sung sắt qua chế độ ăn uống
Sắt có nhiều trong thực phẩm hàng ngày. Thức ăn chứa nhiều sắt ở dạng dễ hấp thu như: gan động vật, tiết, tim, các loại thịt đỏ. Thức ăn giàu sắt nhưng khó hấp thu hơn như: lòng đỏ trứng, cá, tôm, cua, các loại đậu, đỗ, mộc nhĩ, rau xanh, bí ngô,..
Để tăng khả năng hấp thụ sắt, bà bầu nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như nước cam ép, cà chua.
Liều lượng sắt bổ sung hợp lý
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, muốn duy trì một thai kỳ khỏe mạnh, bầu nên bổ sung ít nhất 27 mg chất sắt mỗi ngày và không vượt quá 45 mg sắt trong suốt 9 tháng thai kỳ. Dư thừa sắt có thể khiến tình trạng táo bón khi mang thai trở nên trầm trọng hơn hoặc có thể gây nôn ói, tiêu chảy. Cách nhanh nhất để giải quyết tình trạng bổ sung sắt quá liều là uống thêm nhiều nước để nhanh chóng đào thải sắt ra ngoài hoặc ăn thêm chất xơ để ngăn ngừa táo bón.
Bổ sung sắt từ các dạng thuốc
Vì cơ thể đã hấp thụ một phần hàm lượng sắt qua chế độ ăn uống hàng ngày, nên mẹ bầu không cần phải uống bổ sung quá nhiều sắt qua viên uống tránh tình trạng cơ thể bị dư thừa. Trừ khi kết quả xét nghiệm cho thấy bạn bị thiếu máu thiếu sắt và có chỉ định của bác sỹ.
Nếu mẹ bầu đang uống bổ sung canxi hoặc các thuốc có chứa canxi thì không nên uống cùng thời điểm với sắt vì canxi cản trở sự hấp thụ sắt của cơ thể. Tránh uống thuốc sắt với sữa hoặc ăn thực phẩm giàu sắt khi đang bổ sung canxi.
Bổ sung sắt có thể dễ dẫn tới các triệu chứng như táo bón, ợ hơi, khó tiêu…Vì vậy, khi uống sắt, mẹ bầu cần bổ sung thêm chất xơ từ hoa quả, rau xanh, giàu vitamin C, ngũ cốc để tránh hiện tượng táo bón.
Không uống sắt chung với canxi
Sắt khá khó hấp thu và dễ bị cạnh tranh hấp thu bởi canxi. Vì thế, nếu bạn đang uống canxi hoặc một thuốc có chứa canxi, đừng uống thuốc sắt và thức ăn bổ sung sắt gần giờ uống canxi. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, uống 300 mg canxi gần thời điểm uống sắt thì gần như sắt không thể hấp thụ. Ngoài canxi, các chế phẩm chứa các vi lượng khác như kẽm, đồng, magie đều làm giảm nghiêm trọng khả năng hấp thu sắt. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều mẹ uống sắt, uống vitamin tổng hợp rất nhiều nhưng vẫn thiếu sắt.
Thêm thực phẩm giàu vitamin C tăng hấp thu sắt
Để tăng khả năng hấp thu sắt, khi uống bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C hoặc ăn thêm các loại rau củ quả có thêm sắt. Bạn có thể cung cấp vitamin C cho cơ thể bằng một cốc nước ép cam hoặc cà chua, vài quả dâu, ớt chuông xắt lát hoặc nửa quả bưởi.
Không uống sắt chung với các thức uống như café, trà
Không may cho những người uống cà phê và trà vì cả hai đều ngăn cản hấp thụ sắt từ 39 đến 60% sau mỗi bữa ăn. Các hợp chất như polyphenols, chịu trách nhiệm về hành động ức chế này có mặt với hàm lượng lớn trong đồ uống như cà phê, trà và rượu vang . Mặc dù polyphenol cung cấp nhiều lợi ích bệnh trong việc phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên, nó lại ngăn cản sự hấp thụ tối đa chất sắt từ thực phẩm trong mỗi bữa ăn.