1- Tan học trở về nhà nên cho trẻ ăn hoa quả: Trẻ học tập ở trường cả ngày, đại não đã mệt rồi, bụng đã đói rồi. Khi con trở về nhà, bạn nên cho trẻ ăn nhẹ và nghỉ ngơi để kịp thời bổ sung năng lượng. Khi đại não đã được nạp năng lượng, thì trẻ mới có thể làm bài tập về nhà được.
2- Làm bài tập trước khi ăn tối: Ai cũng có cảm giác, sau khi ăn tối no nê đều muốn nghỉ ngơi. Thức ăn vào dạ dày muốn tiêu hóa cần nhiều huyết dịch, lúc này máu toàn cơ thể đều dồn về dạ dày để làm nhiệm vụ. Đại não sẽ rơi vào trạng thái máu cung cấp không đủ đặc biệt là những bữa ăn thịnh soạn nhiều cá nhiều thịt. Nếu lúc này mà bắt trẻ làm bài tập ngay, trẻ sẽ không tập trung, hiệu quả làm việc của não sẽ suy giảm. Vì thế nên cho trẻ làm bài tập trước khi ăn tối hoặc sau khi ăn phải cho trẻ nghỉ ngơi rồi mới làm bài tập.
|
Những chia sẻ dưới đây có thể hữu ích với các phụ huynh khi muốn con vui vẻ khi làm bài tập về nhà. |
3- Hoàn thành bài tập trước khi chơi: Mỗi đứa trẻ đều có những hoạt động theo sở thích riêng như hội họa, xem hoạt hình, lắp ghép đồ chơi, bơi lội, chơi nhạc cụ hoặc một môn thể thao nào đó. Nếu con bạn thích hoạt động, hãy giao hẹn trước, trẻ có thể làm, nhưng phải hoàn thành bài tập trước đã. Nếu trẻ chưa có thói quen này, cha mẹ có thể thỏa thuận, đưa ra quy định với trẻ.
4- Có thể học một lúc, chơi một lúc: Cha mẹ có thể tiếp tục thỏa thuận với trẻ: Con có thể học một lúc, chơi một lúc. Bởi nếu trẻ học tập căng thẳng quá, đại não sẽ hình thành áp lực. Khi đó trẻ sẽ muốn chơi một lúc, việc chuyển sang một hoạt động khác chỉ là sự di chuyển áp lực của não mà thôi. Nếu cha mẹ không hiểu thường trách mắng con sẽ là không công bằng.
5- Không giao thêm nhiều bài tập: Thấy con trẻ hoàn thành bài tập rất nhanh, cha mẹ cho rằng lãng phí thời gian liền giao thêm bài tập cho con. Các bậc phụ huynh không biết rằng, làm như vậy sẽ phá hoại cảm giác làm bài tập của trẻ. Cuối cùng trẻ không thích làm bài tập và cũng không thích học nữa.
Đương nhiên cũng có những đứa trẻ đề xuất chủ động làm thêm bài tập. Làm cha mẹ thông minh nên hạn chế ước muốn làm thật nhiều bài tập của trẻ, cũng giống như việc không nên ăn quá no một lúc. Cha mẹ cần biết rằng, học tập là một việc làm cả đời, không thể ngay một lúc mà giỏi ngay được.
6- Nghe nhạc cổ điển khi học: Trẻ vừa nghe nhạc cổ điển vừa học bài, như vậy có thể nâng cao sức chú ý, loại trừ mệt mỏi lại nâng cao được hiệu quả học tập.
7- Tối ưu hóa môi trường học tập: Những trẻ thích học sẽ làm bài tập một cách tự nguyện, say mê. Nếu có điều kiện, cha mẹ có thể cho trẻ một phòng học tập riêng để tránh những nhân tố bên ngoài phân tán việc học của con. Nếu phòng ngủ và chỗ học cùng một phòng, cha mẹ nên ngăn cách bằng một vách ngăn để tạo không gian độc lập cho con tập trung học tập. Cha mẹ nói với con rằng, phòng học là nơi chỉ để học tập, nếu trẻ muốn chơi nên đi ra ngoài, không chơi trong phòng học để hình thành thói quen.
8- Không phê bình khi con đang học: Nếu có việc gì cần góp ý, bạn nên gọi con ra khỏi phòng học, để trẻ cảm thấy rằng phòng học là nơi vui vẻ nhất, nơi mà trẻ thấy thoải mái, tự tin nhất. Phòng học của trẻ không phải là nơi để cha mẹ đánh mắng, quát nạt, lớn tiếng. Nếu cần phê bình, hãy gọi con ra chỗ khác.