Chuyên gia Mỹ: Trẻ nhỏ dễ nhiễm biến thể Delta, biểu hiện nặng hơn

Google News

 Các chuyên gia Mỹ cho biết, những người đã tiêm vắc xin COVID-19 đầy đủ có mức độ an toàn cao trước biến thể Delta. Tuy nhiên, trẻ em dưới 12 tuổi không đủ điều kiện tiêm vắc xin, khiến các em dễ bị lây bệnh.

Trẻ em dễ bị biến thể Delta tấn công hơn
Được phát hiện lần đầu tại Ấn Độ, biến thể Delta đang hoành hành tại nhiều nơi trên thế giới và ngày càng cho thấy tác động nguy hiểm của nó. Khác với những làn sóng dịch bệnh trước đây, khi các bệnh nhân chủ yếu là người cao tuổi, lần này thanh niên và trẻ nhỏ lại là những đối tượng được cho là có khả năng bị tấn công hơn.
TS. Ezekiel Emanuel, đồng Giám đốc của Viện Chuyển đổi chăm sóc sức khỏe tại Đại học Pennsylvania, Philadelphia (Mỹ), cho biết khả năng lây nhiễm nhanh chóng của biến thể Delta có nghĩa là ngày càng có nhiều trẻ em nhiễm virus.
Hiện nay, thế giới vẫn chưa có vắc xin được phê duyệt cho trẻ em dưới 12 tuổi. Đó là nguyên nhân khiến số ca mắc COVID-19 ở trẻ em gia tăng. Trong khi đa số người lớn tuổi đều đã được tiêm đủ vắc xin ngừa COVID-19.
Chuyen gia My: Tre nho de nhiem bien the Delta, bieu hien nang hon
Trẻ em dưới 12 tuổi không đủ điều kiện tiêm vắc xin, khiến các em dễ bị lây bệnh. Ảnh: IT.
Tại Mỹ trong giai đoạn từ 31/7-6/8, trung bình 216 trẻ em phải nhập viện mỗi ngày do COVID-19. Con số này gần tương đương với giai đoạn đỉnh dịch tại Mỹ hồi đầu tháng 1 năm nay. 41% số bệnh nhân COVID-19 phải nhập viện ở nước này là những người từ 18 - 49 tuổi.
Còn ở Anh, số ca mắc COVID-19 hiện nay chủ yếu là những người trẻ tuổi, phổ biến nhất là ở nhóm người từ 16-24 tuổi. Ở Hàn Quốc, tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 thể nặng ở độ tuổi dưới 40 cũng tăng gấp đôi trong vòng một tháng qua. Tại Brazil, chỉ trong 3 tháng đầu năm nay, số bệnh nhân COVID-19 tử vong trong độ tuổi từ 30 đến 39 đã tăng đến 353%.
Những thống kê trên cho thấy bệnh nhân COVID-19 đang trẻ hóa và đối tượng thanh niên, kể cả trẻ nhỏ, cũng là đối tượng chịu sự tấn công mạnh mẽ của làn sóng Delta.
Theo giáo sư dịch tễ học Joshua Petrie tại Đại học Michigan (Mỹ), cùng với tỷ lệ tiêm cho thanh thiếu niên thấp, sự trỗi dậy của biến chủng Delta có thể làm gia tăng nguy hiểm đối với những trẻ em chưa tiêm chủng. "Hiện nay, trẻ em có lẽ là nhóm dễ bị nhiễm virus nhất", Petrie nhận định.
"Đây là một trong những giai đoạn nguy hiểm nhất trong đại dịch đối với những người chưa tiêm chủng, bao gồm số lượng lớn dân số nhỏ tuổi", Taylor Nelson, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Đại học Missouri của Mỹ, chia sẻ quan điểm đồng tình.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến số lượng trẻ em nhiễm SARS-CoV-2 tăng lên đột biến là do trẻ em ở độ tuổi chưa được tiêm chủng vắc xin COVID-19. Trong khi đó, cha mẹ hoặc người chăm sóc… dù đã tiêm chủng đầy đủ nhưng vẫn có khả năng mắc bệnh và họ hoàn toàn có thể lây qua cho trẻ em. Và khi bị lây nhiễm SARS-CoV-2, trẻ em sẽ có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
Trẻ em mắc biến thể Delta có triệu chứng nặng hơn
Theo dữ liệu của Hiệp hội Bệnh viện Nhi và Học viện Nhi Khoa Mỹ (AAP) công bố, trong tuần cuối cùng của tháng 7, các bệnh nhi nhiễm COVID-19 gia tăng tại Mỹ, chủ yếu do biến thể Delta.
Trong thời gian gần đây, nhiều trẻ em nhập viện có những biểu hiện đặc trưng của nhiễm SARS-CoV-2. Các trẻ này có đầy đủ các triệu chứng về hô hấp dẫn đến khó thở, phải nhập viện ngay lập tức. Những bệnh nhi này chủ yếu trong độ tuổi từ 10-13.
Những trẻ này thường bị suy hô hấp nặng, viêm phổi và phải can thiệp phổi rất tích cực, thậm chí phải đặt nội khí quản trong những khu điều trị đặc biệt.
Chuyen gia My: Tre nho de nhiem bien the Delta, bieu hien nang hon-Hinh-2
Trẻ em nhiễm COVID biến thể Delta thường có triệu chứng nặng và cần chăm sóc đặc biệt. Ảnh: IT. 
Điển hình như trong những tuần gần đây, Arkansas Children, hệ thống bệnh viện nhi khoa duy nhất ở Arkansas, đã tiếp nhận nhiều trẻ em hơn bất kỳ điểm nào khác trong đại dịch. Tiến sĩ Jessica Snowden, giám đốc khoa truyền nhiễm nhi của bệnh viện, cho biết bình thường khoa của cô chỉ tiếp nhận 5 – 7 trẻ nhiễm SARS-CoV-2, nhưng bây giờ họ thường xuyên phải chăm sóc 20 – 30 bệnh nhi và một nửa trong số đó là dưới 12 tuổi.
Tiến sĩ Jessica còn tiết lộ thêm rằng, hiện nay trẻ em bị nhiễm SARS-CoV-2 đang có dấu hiệu bệnh nặng hơn trước đây. Có những trẻ có lá phổi bị dập nát, khó thở và khó có thể phục hồi hoàn toàn dù trước đó các bé rất khỏe mạnh.
Ngoài ra, một nhà trị liệu hô hấp có 37 năm kinh nghiệm, Linda Young, cũng cho biết hơn một nửa trẻ em nhập viện phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt để sử dụng máy thở. Một số bé đã phải nằm viện hơn 1 tháng.
Một số ít trẻ bị nhiễm COVID-19 nhẹ ban đầu có thể phát triển MIS-C (hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em). Đây là một tình trạng sức khỏe mới thấy ở trẻ em có liên quan đến COVID-19.
Biểu hiện của hội chứng MIS-C là tình trạng viêm kéo dài làm tổn thương tim, phổi, thận, não và các cơ quan khác. Trẻ em có hội chứng này sẽ cần phải nhập viện để điều trị.
Trước tình hình dịch bệnh căng thẳng, các chuyên gia khuyến cáo các bậc cha mẹ nên tuân thủ những quy tắc phòng chống dịch để bảo vệ bản thân cũng như con em mình.
Chuyen gia My: Tre nho de nhiem bien the Delta, bieu hien nang hon-Hinh-3
 
Chuyen gia My: Tre nho de nhiem bien the Delta, bieu hien nang hon-Hinh-4
 

Mời bạn đọc xem video: Bệnh viện dã chiến tại Hà Nội sau 16 ngày thần tốc xây dựng. Nguồn ANTV






Thảo Nguyên (TH)

>> xem thêm

Bình luận(0)