Mùa du lịch thường đúng vào thời điểm ngày hè nắng nóng, dịch bệnh sẽ tăng cao hơn so với ngày thường. Chính vì thế bạn nên chú trọng công tác phòng chống nhiễm khuẩn cho bản thân khi đi du lịch nước ngoài.
Về vấn đề này, mới đây một nữ du khách người Mỹ đã chia sẻ lên mạng xã hội bí quyết phòng chống nhiễm khuẩn khi đi du lịch của mình cho mọi người cùng nắm bắt. Chia sẻ này được đánh giá là vô cùng thiết thực nhất là đối với người đang có dự định đi du lịch xa trong thời gian sắp tới.
Dưới đây là chia sẻ về những bí quyết chăm sóc sức khỏe khi đi du lịch mà cô áp dụng trong các chuyến đi của mình.
Một trong những vấn đề được nữ du khách này nhấn mạnh đầu tiên đó là việc vệ sinh cá nhân và ăn uống.
Để bảo đảm sức khỏe của mình bạn nên uống nước hay đánh răng bằng nước đóng chai. Một lưu ý khác là không mở miệng khi tắm vòi sen hay bơi trong hồ. Rửa sạch rau củ với nước đóng chai và bóc vỏ trái cây trước khi ăn, thường xuyên rửa sạch tay với cồn hoặc xà phòng…
|
Nên dùng nước sạch trong ăn uống cũng như sinh hoạt cá nhân.
Ảnh minh họa.
|
Bên cạnh đó công tác phòng chống cách loại virut, dịch bệnh phổ biến của từng vùng miền nơi bạn đến cũng vô cùng quan trọng. Việc cập nhật tất cả thông tin mới nhất về việc tiêm phòng vắc xin các loại bệnh như sởi, quai bị, thủy đậu, bạch hầu, uốn ván, cúm, viêm gan siêu vi… cho khách du lịch tại các trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh dịch của vùng đất sắp đến sẽ giúp bạn chủ động hơn để bảo vệ mình.
Đặc biệt đối với những đoàn du lịch gia đình và mang theo trẻ nhỏ thì không thể thiếu kem chống nắng, kem chống côn trùng, thuốc mỡ kháng sinh, băng cá nhân và thuốc chống say tàu xe.
Khi đi du lịch một mình, nên mua bảo hiểm và mang theo đầy đủ các loại thuốc cần thiết để phòng những trường hợp khẩn cấp xảy ra. Hãy mang theo giấy khám sức khỏe hay toa thuốc của căn bệnh bạn đang chữa trị và một số thuốc dự phòng, trong trường hợp chuyến đi bị kéo dài.
|
Ảnh minh họa. |
Một loại thuốc đặc dụng được cô gái này khuyên mọi người luôn luôn mang theo bên mình đó là loại thuốc viên hỗ trợ tiêu hóa có hoạt chất bismuth subsalicylate. Trong chuyến đi đến Việt Nam, Thái Lan, Peru, Indonesia, Ấn Độ và Nepal, cô đã dùng một liều nhỏ hơn. Cô hoàn toàn không bị nhiễm bệnh dù ăn salad và nhiều loại trái cây.
Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe, bạn chỉ nên dùng thực phẩm đã được nấu chín và còn nóng.