Ba ngọt" hại gan nên ăn ít
1. Sô cô la
Cả trẻ em và người lớn đều không thể cưỡng lại sự cám dỗ do sô cô la mang lại. Đặc biệt khi tâm trạng không tốt, ăn nhiều sô cô la một chút có thể nhanh chóng giải tỏa căng thẳng, chủ yếu là do đường có thể kích thích não sản xuất quá mức dopamine. Nhưng nếu ăn sô cô la thường xuyên sẽ khiến cơ thể sản sinh quá nhiều năng lượng và gây béo phì, tiết quá nhiều enzym trong đường ruột sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa.
Đồng thời nó cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa đường của gan, làm tăng gánh nặng cho gan, thúc đẩy quá trình chuyển hóa đường thành mỡ và tích tụ trong gan, từ đó hình thành nên gan nhiễm mỡ.
2. Trà sữa
Hầu hết các loại trà sữa được làm từ các thành phần thực phẩm tổng hợp nhân tạo. Ngoài ra, trà sữa còn chứa nhiều đường, nhiều tinh bột sẽ làm giảm quá trình bài tiết nước và natri trong cơ thể, điều này làm tăng gánh nặng cho gan, gây ảnh hưởng đến chức năng bình thường của gan, từ đó dẫn đến viêm gan và xơ gan.
3. Cây mía
Có thể nói mía là loại trái cây có hàm lượng đường cực cao, đường trắng, đường phèn thông dụng trong cuộc sống hàng ngày đều được tinh chế từ mía cô đặc và kết tinh. Trên thực tế, mía không chỉ chứa nhiều đường mà còn chứa rất nhiều nguyên tố cần thiết như sắt, canxi, phốt pho, mangan, kẽm, tương đối tốt cho sơ thể. Nhưng với những người gan kém thì không nên ăn, ăn quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa, giải độc của gan,….
"Hai đắng" dưỡng gan nên ăn nhiều
Cà phê
Là một trong những đồ uống được tiêu thụ rộng rãi nhất trên toàn thế giới, cà phê cũng là nguồn chất chống oxy hóa hàng đầu trong chế độ ăn uống thông thường.
Giống như hầu hết các loại thực phẩm vị đắng, cà phê chứa nhiều polyphenol, tạo ra hương vị độc đáo. Polyphenol có nhiều nhất trong cà phê là axit chlorogenic - một chất chống oxy hóa mạnh, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm giảm tổn thương tế bào, tránh nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường.
Các cuộc khảo sát cho thấy uống 3 - 4 ly cà phê mỗi ngày có thể làm giảm 17% nguy cơ tử vong, 15% nguy cơ ung thư và 18% nguy cơ bệnh tim so với việc không uống cà phê. Theo một phân tích riêng khác, tiêu thụ 1 tách cà phê/ngày giúp giảm 7% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy cà phê chứa caffein, có thể ngăn ngừa các rối loạn thần kinh, bao gồm bệnh Alzheimer và Parkinson.
Mướp đắng
Mướp đắng, hay khổ qua, là một loại dưa có màu xanh, hình dạng tương tự dưa chuột nhưng vỏ sần sùi và có vị rất đắng. Mướp đắng chứa nhiều chất phytochemical - như triterpenoids, polyphenol và flavonoid, đã được chứng minh làm chậm quá trình phát triển của các loại ung thư. Loại củ quả này cũng được dùng để giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu cho thấy tiêu thụ 2.000 mg bột mướp đắng mỗi ngày sẽ giúp hạ đáng kể đường huyết, tuy nhiên tác dụng không bằng thuốc tiểu đường thông thường. Vì vậy, không đủ bằng chứng để khuyến nghị dùng mướp đắng thay cho thuốc điều trị ở bệnh nhân tiểu đường.
Giống như hầu hết các loại thực phẩm vị đắng khác, khổ qua cũng rất giàu chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa các gốc tự do làm tổn thương tế bào, giảm nguy cơ mắc ung thư, bệnh tim và tiểu đường.