Tiểu Lý năm nay 24 tuổi. Mới đi làm nên cô rất nỗ lực, thường thức đến khuya để hoàn thành nhiệm vụ. Cấp trên và đồng nghiệp đều dành lời khen nên Tiểu Lý ngày càng cố gắng. Gần đây cô luôn cảm thấy kiệt sức, thị lực cũng giảm rõ rệt. Dù mệt mỏi song Tiểu Lý vẫn chạy đua với công việc. Một lần đang pha cà phê ở chỗ làm, cô bỗng cảm thấy mắt tối sầm rồi ngất tại chỗ. Đồng nghiệp lo lắng nên nhanh chóng đưa Tiểu Lý tới viện.
Qua thăm khám, bác sĩ cho biết Tiểu Lý mắc bệnh tiểu đường. Lần này bị ngất là do lượng đường trong máu quá cao, gây nhiễm toan ceton do tiểu đường. Nghe bác sĩ thông báo, Tiểu Lý khá bất ngờ. Cô mới 24 tuổi, lâu nay không mắc các bệnh vặt như cảm lạnh, không có tiền sử gia đình sao lại có thể mắc tiểu đường.
|
Lượng chất béo chuyển hóa trong các loại bánh ngọt không có lợi cho sức khỏe. |
Giải đáp thắc mắc của bệnh nhân, bác sĩ cho biết ngoài tiền sử gia đình, thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Hóa ra, Tiểu Lý rất ít khi tập thể dục. Cô còn có món ăn yêu thích là bánh phồng nhân kem. Suốt hai năm qua, mỗi lần đối diện với áp lực công việc hay gặp chuyện không vui Tiểu Lý đều mua bánh phồng về thưởng thức. Vậy nhưng, loại bánh cô ăn lại chứa rất nhiều axit béo chuyển hóa.
Axit béo chuyển hóa còn được biết đến tên gọi là chất béo chuyển hóa. Thường xuyên tiếp nhận loại chất béo này không có lợi cho sức khỏe. Nguyên nhân bởi cấu trúc hóa học của chất béo chuyển hóa có khả năng làm tăng LDL (một loại cholesterol có hại) và làm giảm lượng HDL (một cholesterol tốt).
Tác hại chất béo chuyển hóa còn được đánh giá tệ hơn cả chất béo bão hòa. Bản thân nó chứa rất ít chất béo có lợi (HDL), khiến cho chất béo dư thừa không thể tự bài tiết ra ngoài cơ thể. Tình trạng dư thừa chất béo có hại lâu dài sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe như tăng nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2, gây dị ứng ở trẻ em...
Chất béo chuyển hóa thường được tìm thấy ở các loại bánh ngọt, bánh quy, khoai tây chiên và bỏng ngô. Các nhà khoa học ví von ăn 1 miếng bánh chứa chất béo chuyển hóa tương đương với uống 7 ngụm dầu chứa chất béo thông thường.
Thông qua trường hợp mắc bệnh của Tiểu Lý, bác sĩ cũng chỉ ra ba biểu hiện bất thường để nhận diện tình trạng đường máu cao.
Dấu hiệu bệnh tiểu đường - Mệt mỏi. Mệt mỏi thường xuyên và kéo dài cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Khi thiếu hụt Insulin, chất đường sẽ không đi vào tế bào của cơ thể. Do đó tế bào không đủ lượng đường cần thiết để giải phóng năng lượng cho các hoạt động như suy nghĩ, đi lại… Lúc này, đường sẽ bị tích trữ trong máu và đào thải khỏi cơ thể qua nước tiểu. Cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng cần thiết dẫn tới tình trạng thường xuyên mệt mỏi.
Dấu hiệu bệnh tiểu đường- Da bị ngứa. Lượng đường trong cơ thể không kịp chuyển hóa cũng gây kích thích da. Chính vì vậy, nếu xuất hiện tình trạng ngứa da không rõ nguyên nhân, bạn nên cảnh giác với việc lượng đường huyết tăng vọt.
Dấu hiệu bệnh tiểu đường- Khát nước. Khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể sẽ tự động tách phần nước có trong các tế bào rồi bơm trực tiếp vào máu để pha loãng lượng đường bị dư. Các tế bào lúc này thiếu nước sẽ kích thích não gây nên cảm giác khát nước không ngừng nghỉ.
Dấu hiệu bệnh tiểu đường- Thị lực giảm. Khi mắc bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu cao sẽ gây tổn thương võng mạc đáy mắt dẫn tới xuất tiết, xuất huyết, phù nề, tăng sinh bất thường, bong võng mạc… làm giảm thị lực.