Đan Mạch. Người dân ở Đan Mạch và các nước bán đảo Scandinavia tin rằng việc cho bé ngủ ngoài trời rất tốt (đây cũng là những nước có tỷ lệ tội phạm ít nhất thế giới). Một bà mẹ có thể để con ở ngoài trong chiếc xe nôi rồi vào quán cà phê hoặc đi mua sắm. Theo họ, mỗi ngày em bé nên được ngủ ngoài trời ít nhất một tiếng.Pháp. Tác giả cuốn “ Cách dạy con kiểu Pháp” đã nói rằng trong hàng trăm lần chơi ở công viên, bà chưa bao giờ thấy một đứa trẻ Pháp nào tỏ ra mất bình tĩnh, cáu kỉnh hay giận dữ. Bà là người Mỹ và đã rất ngạc nhiên khi quan sát những đứa trẻ Pháp ngồi ăn ngoan ngoãn trên ghế. Chúng không la hét hay khóc nhè mà chậm rãi thưởng thức món ăn của mình.Trung Quốc. Trong vòng 30 ngày từ khi sinh con, các bà mẹ Trung Quốc sẽ phải trải qua thời gian ở cữ cùng con trong một căn phòng ấm áp, kín đáo, tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Người mẹ cũng không được phép tắm hay đi ra ngoài. Tuy nhiên, những bà mẹ hiện đại ngày nay đã dần bỏ qua tục lệ này bởi nó chẳng khác gì việc bị giam cầm. Nhật Bản. Trong khi các bà mẹ ở Mỹ có tục lệ cất giữ tóc con trong lần cắt đầu tiên thì các bà mẹ ở Nhật lại lưu giữ một thứ khác: dây rốn của trẻ mới sinh. Đây được coi là kỷ vật thiêng liêng và họ lưu giữ dây rốn trong một chiếc hộp, gọi là Kotobuki Bako. Từ “Kotobuki” trong tiếng Nhật có nghĩa là sự sinh sôi nảy nở và cũng là biểu tượng cho cho sự gắn bó bền lâu trong hôn nhân.Cộng hoà Dominica. Trái ngược hẳn với các bà mẹ ở Đan Mạch, ở Dominica, trẻ nhỏ hiếm khi được đưa ra khỏi nhà. Các bậc cha mẹ luôn cố gắng hạn chế để con tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài vì họ cho rằng điều này không tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.
Hà Lan. Những bà mẹ ở đất nước Hà Lan thích sinh con không dùng thuốc giảm đau và họ có sự chuẩn bị chu đáo trước khi sinh con với các dịch vụ hộ sinh.Guatemala. Nhiều bà mẹ Guatemala là tín đồ của nền văn hóa Maya vĩ đại nên họ tin rằng cho con mình tắm trong dòng nước băng giá là chìa khoá cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ nhỏ. Điều này ngược hẳn với niềm tin ở Mỹ khi các bà mẹ ở đây luôn muốn con được tắm trong nước ấm.
Đan Mạch. Người dân ở Đan Mạch và các nước bán đảo Scandinavia tin rằng việc cho bé ngủ ngoài trời rất tốt (đây cũng là những nước có tỷ lệ tội phạm ít nhất thế giới). Một bà mẹ có thể để con ở ngoài trong chiếc xe nôi rồi vào quán cà phê hoặc đi mua sắm. Theo họ, mỗi ngày em bé nên được ngủ ngoài trời ít nhất một tiếng.
Pháp. Tác giả cuốn “ Cách dạy con kiểu Pháp” đã nói rằng trong hàng trăm lần chơi ở công viên, bà chưa bao giờ thấy một đứa trẻ Pháp nào tỏ ra mất bình tĩnh, cáu kỉnh hay giận dữ. Bà là người Mỹ và đã rất ngạc nhiên khi quan sát những đứa trẻ Pháp ngồi ăn ngoan ngoãn trên ghế. Chúng không la hét hay khóc nhè mà chậm rãi thưởng thức món ăn của mình.
Trung Quốc. Trong vòng 30 ngày từ khi sinh con, các bà mẹ Trung Quốc sẽ phải trải qua thời gian ở cữ cùng con trong một căn phòng ấm áp, kín đáo, tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Người mẹ cũng không được phép tắm hay đi ra ngoài. Tuy nhiên, những bà mẹ hiện đại ngày nay đã dần bỏ qua tục lệ này bởi nó chẳng khác gì việc bị giam cầm.
Nhật Bản. Trong khi các bà mẹ ở Mỹ có tục lệ cất giữ tóc con trong lần cắt đầu tiên thì các bà mẹ ở Nhật lại lưu giữ một thứ khác: dây rốn của trẻ mới sinh. Đây được coi là kỷ vật thiêng liêng và họ lưu giữ dây rốn trong một chiếc hộp, gọi là Kotobuki Bako. Từ “Kotobuki” trong tiếng Nhật có nghĩa là sự sinh sôi nảy nở và cũng là biểu tượng cho cho sự gắn bó bền lâu trong hôn nhân.
Cộng hoà Dominica. Trái ngược hẳn với các bà mẹ ở Đan Mạch, ở Dominica, trẻ nhỏ hiếm khi được đưa ra khỏi nhà. Các bậc cha mẹ luôn cố gắng hạn chế để con tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài vì họ cho rằng điều này không tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.
Hà Lan. Những bà mẹ ở đất nước Hà Lan thích sinh con không dùng thuốc giảm đau và họ có sự chuẩn bị chu đáo trước khi sinh con với các dịch vụ hộ sinh.
Guatemala. Nhiều bà mẹ Guatemala là tín đồ của nền văn hóa Maya vĩ đại nên họ tin rằng cho con mình tắm trong dòng nước băng giá là chìa khoá cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ nhỏ. Điều này ngược hẳn với niềm tin ở Mỹ khi các bà mẹ ở đây luôn muốn con được tắm trong nước ấm.