Dâu tây
Cuối tháng 7 năm 2020, cơ quan chức năng TP. Đà Lạt đã lấy mẫu phân tích một lô dâu tây Trung Quốc. Qua phân tích 60 chỉ tiêu theo thông tư 50/2016/TT-BYT, lô dâu tây này có chứa một hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật (cụ thể là Abamectin có kết quả 0,063mg/kg) vượt 3 lần giới hạn cho phép.
Loại dây tây này được nhập khẩu nhập khẩu 22 ngày mà vẫn tươi như mới hái. Khi kiểm tra thùng dâu, cả quả và lá dâu cũng còn rất tươi.
Lê
Lê là loại quả dễ bị dập nát trong quá trình vận chuyển và nhanh hỏng. Do đó, quả lê cũng xếp vào nhóm danh sách có nguy cơ cao bị tẩm nhiều hóa chất bảo quản. Lê ngâm hóa chất có thể để vài tháng vẫn tươi nguyên.
Người ta từng tìm thấy trong lê của Trung Quốc có chứa dư lượng thuốc trừ sâu Endosulfan thường vượt quá ngưỡng cho phép. Đây là loại thuốc có tính độc cao và gây các ảnh hưởng phá vỡ hệ nội tiết hoặc cơ quan sinh sản của con người.
Táo
Giới chức Trung Quốc đã từng tìm thấy dư lượng thuốc diệt nấm độc hại thiram và hợp chất hữu cơ độc hại chứa arsenic trong loại táo Fuji của nước này. Các chất độc này có thể gây ra những triệu chứng ngộ độc như co giật, sốt, bất tỉnh, ói mửa.
Nho
Một số mẫu nho của Trung Quốc đã từng được phát hiện có chứa dư lượng thuốc trừ sâu cao gấp 3-5 lần mức cho phép. Lượng thuốc tồn đọng này có thể gây tổn hại lớn đến gan, thận của người tiêu dùng.
Lựu
Lựu là một trong những loại quả có giá trị dinh dưỡng cao. Chúng chứa nhiều vitamin, khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, nuôi dưỡng làn da, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, xương khớp...
Đây cũng là loại quả đa phần có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Để kéo dài thời gian bảo quản, các thương lái có thể ngâm lựu trong hóa chất. Người ăn phải loại trái cây có chứa chất độc hại này có thể dẫn đến nhiễm độc, vô sinh.
Khi mua, bạn nên chú ý, lựu Trung Quốc thường có kích thước lớn hơn, vỏ ngoài mịn, căng tròn, màu trắng hồng. Trong khi đó, lựu trồng trong nước thường nhỏ, đa sần sùi hoặc bị nám, vỏ xanh và đỏ dần khi chín.