Uống cà phê khi đói
Chúng ta thường làm điều này vào buổi sáng nhưng đó là thói quen không tốt. Các chuyên gia y tế cảnh báo rằng uống cà phê khi đói có thể dẫn tới mất cân bằng hormon và stress. Điều tương tự cũng xảy ra khi bạn uống trà.
Nhai kẹo cao su khi bụng đói
Nhai kẹo cao su khi bụng đói trong một thời gian dài có thể gây ra các vấn đề như đầy hơi. Kẹo cao su được làm bằng nhựa tự nhiên hoặc nhựa glycerin, sau đó thêm xi-rô, bạc hà...
Người có vấn đề về dạ dày nhai kẹo cao su trong một thời gian dài sẽ khiến dạ dày theo phản xạ tiết ra nhiều axit làm nặng thêm tình trạng loét dạ dày, viêm dạ dày.
Uống thuốc khi đói
Uống aspirin, paracetamol và những loại thuốc kháng viêm không chứa streroid khác khi bụng đói sẽ làm tác dụng thuốc giảm đi và hơn thế còn gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như chảy máu dạ dày.
Ăn trái cây chua khi đói
Trái cây rất tốt cho sức khoẻ nhưng ăn khi bụng đói có thể gây kích ứng dạ dày. Đăc biệt là các loại quả như hồng, cam quýt chứa nhiều axit tanic không được ăn khi đói, bởi các loại quả này rất dễ kết sỏi.
Nếu sỏi tồn tại trong dạ dày trong một thời gian dài, sẽ kích thích tăng tiết axit dạ dày, gây ra các bệnh như viêm dạ dày và loét dạ dày, nghiêm trọng có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày.
Uống rượu khi bụng đói vừa hại dạ dày vừa dễ say
Khi uống rượu, rượu được hấp thụ vào máu bởi dạ dày và ruột non, sau đó được giải độc bởi gan. Uống rượu khi bụng đói làm tăng sự hấp thụ rượu của cơ thể, rất dễ say, đồng thời còn gây hại cho gan và tim.
Một nghiên cứu liên quan đến 15.000 người ở Ý cho thấy những người có thói quen uống rượu khi bụng đói có tỉ lệ tử vong cao hơn những người uống rượu sau khi ăn.
Uống đồ uống có gas
Khi chưa ăn, tỉ lệ hấp thụ chất cồn, gas sẽ tăng lên gấp 2 lần, tương tự khi nó được truyền qua đường tĩnh mạch. Ngược lại, việc loại bỏ sản phẩm độc hại sinh ra từ quá trình phân giải cồn lại suy giảm, khiến cơn đói càng thêm nghiêm trọng. Tác động nhanh chóng của đồ uống có cồn, gas lên cơ thể luôn đi kèm các hậu quả tiêu cực cho gan, thận và tim.