5 đồ vật dễ trở thành ổ vi khuẩn nếu không được vệ sinh thường xuyên

Google News

Tất cả những đồ dùng nhà bếp sau khi sử dụng cần phải được vệ sinh sạch sẽ, thậm chí là thay mới định kỳ. Nếu không chúng có thể trở thành ổ chứa vi khuẩn mà mắt chúng ta không nhìn thấy.

Bếp nấu

Mỗi lần bạn nấu ăn, thức ăn, dầu mỡ sẽ bắn ra xung quanh khiến khu vực bếp nấu rất bẩn. Nếu không vệ sinh ngay chúng sẽ khô lại, bám vào bếp nấu và tường xung quanh khiến cho việc vệ sinh sau đó càng trở nên khó khăn hơn. Thậm chí chúng còn sản sinh nấm mốc, vi khuẩn gây hại.

Vì vậy, tốt nhất bạn nên vệ sinh bếp sau mỗi lần sử dụng. Đối với lò nướng nên vệ sinh cả trong lẫn ngoài 3 tháng một lần hoặc khi thấy thức ăn bên trong bị cháy khét, có khói bốc ra khi sử dụng.

Thớt

Thớt là một trong những vật dụng được dùng khá thường xuyên ở trong nhà bếp. Thậm chí nhiều gia chỉ dùng chung thớt cho cả thực phẩm sống và thực phẩm chín. Chính vì vậy, nếu như thớt không được vệ sinh đúng cách thì sẽ rất dễ sản sinh vi khuẩn gây ảnh hưởng tới sức khỏe của gia đình.

Để đảm bảo an toàn bạn nên dùng nhiều thớt riêng. Chẳng hạn thớt dành cho thực phẩm sống, thớt dành cho thực phẩm chín, thớt dùng cho trái cây và rau,…

Sau khi sử dụng, thớt cần được tẩy rửa bằng chất tẩy rửa diệt khuẩn và nước nóng để loại bỏ mảng bám. Sau đó làm khô thớt để tránh độ ẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Có thể dùng chanh và muối chà vào mặt thớt để làm sạch tốt hơn. Khi thớt đã có vết nứt, hư hỏng thì nên thay mới.

5 do vat de tro thanh o vi khuan neu khong duoc ve sinh thuong xuyen

Đồ dùng bằng gỗ

Nhiều người thích dùng bát, đũa, thìa,… bằng gỗ vì cho rằng chúng dễ làm sạch. Tuy nhiên, gỗ là vật liệu rất xốp, cho phép nhiều chất được hấp thụ vào bên trong, kể cả cặn thức ăn và độ ẩm. Vậy nên với các vật dụng bằng gỗ bạn nên làm sạch ngay sau khi sử dụng. Sau đó lau khô vật dụng, tránh việc thực phẩm bị nhiễm khuẩn và vi khuẩn sinh sôi nảy nở.

Khăn lau bát đĩa và miếng bọt biển rửa bát

Khu vực lưu trữ và chế biến thực phẩm là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn. Miếng bọt biển mà bạn vẫn dùng để rửa bát hay chiếc khăn lau bát đĩa tưởng như sạch nhưng lại có thể chứa hơn 75% các tác nhân lây nhiễm bệnh như Salmonella hoặc E.coli cùng nhiều loại vi khuẩn gây bệnh khác.

Vì vậy, bạn nên thường xuyên làm sạch miếng bọt biển bằng cách ngâm vào nước sôi khoảng 2 phút hoặc đặt chúng vào lò vi sóng 2 phút khi chúng còn ướt. Cứ 2 ngày làm như vậy 1 lần để loại bỏ vi khuẩn bề mặt.

Đối với khăn lau bát bạn nên giặt chúng hàng tuần.

Máy xay sinh tố

Máy xay sau khi sử dụng nếu không được vệ sinh kỹ thì thực phẩm dễ bám lại trong cối xay. Chúng sẽ sản sinh vi khuẩn và làm ảnh hưởng tới các thực phẩm bạn xay ở những lần sau. Đồng thời cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn và gia đình.

Vì vậy bạn nên dùng chất tẩy rửa diệt khuẩn và nhiều nước để làm sạch máy xay sinh tố sau mỗi lần sử dụng. Bạn cũng nên vệ sinh thật sâu để loại bỏ triệt để các mùi hôi bám dính bên trong máy. Trộn giấm, nước với xà phòng rửa bát rồi cho tất cả vào máy xay, bật máy để chúng trộn đều trong vòng 5 phút. Sau đó, bạn chỉ cần rửa sạch và để khô hoàn toàn.

Theo Trần Thu Thủy/ Khoevadep

>> xem thêm

Bình luận(0)