4 loại rau rẻ như cho bổ hơn thịt bán đầy chợ

Google News

Dưới đây là danh sách các loại rau tốt cho sức khỏe mà chi phí thấp và có hàm lượng dinh dưỡng cao.

Tác dụng đáng kinh ngạc của việc ăn rau mỗi ngày

Tốt cho da: Rau chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp duy trì làn da khỏe mạnh và giảm tổn thương da do tia UV gây ra. Một số chất dinh dưỡng giúp bảo vệ da quan trọng trong rau bao gồm beta-carotene, vitamin C và các chất dinh dưỡng thực vật chống oxy hóa khác. Rau là một số nguồn tốt nhất của những chất dinh dưỡng có lợi này. Đặc biệt, ăn nhiều rau mỗi ngày có thể giúp làm dịu chứng viêm mạn tính, giúp làm chậm quá trình lão hóa, làm tăng nhanh sự xuất hiện của các nếp nhăn và mất collagen.

Tốt cho mắt: Thông tin trên Thanh Niên, các chất dinh dưỡng trong rau hỗ trợ sức khỏe của mắt bao gồm vitamin A, C, carotenoid và các chất dinh dưỡng thực vật khác giúp duy trì thị lực. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng lutein và zeaxanthin, các carotenoid có trong nhiều loại rau nhiều màu sắc và rau xanh, giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể do tuổi tác. Những chất dinh dưỡng này lọc tia UV được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (AMD) và đục thủy tinh thể. Các nghiên cứu về bệnh mắt liên quan đến tuổi tác (AREDS) cho thấy kẽm, đồng, vitamin C, E và beta-carotene, lutein và zeaxanthin làm giảm 25% nguy cơ suy giảm sức khỏe mắt do tuổi tác.

Cải thiện sức khỏe đường ruột: Rau là một trong những nhóm thực phẩm có nhiều chất xơ nhất và chất xơ trong rau giúp cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Theo Eat This, Not That, chế độ ăn nhiều rau có thể làm giảm huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Chế độ ăn nhiều rau có thể làm giảm huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Các kết quả nghiên cứu cho thấy chế độ ăn kiêng từ thực vật giúp cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể của bạn như thế nào.

Những loại rau vừa rẻ vừa ngon lại tốt cho sức khỏe

Rau dền

Ảnh: Internet.

Theo Tiền Phong, rau dền đa dạng về chủng loại như rau dền đỏ, rau dền cơm, rau dền gai. Rau có vị ngọt, mát đồng thời chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Thành phần sắt trong rau dền chiếm hàm lượng khá cao, và nó là vua sắt trong các loại rau. Sử dụng rau dền có thể giúp giảm viêm, tốt cho xương, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, đái tháo đường. Nếu ăn rau dền thường xuyên còn giúp ổn định đường huyết, cải thiện bệnh tiểu đường tuýp 2. Rau dền còn có khả năng làm giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể. Ngoài ra, tocotrienol – một loại vitamin E có trong loại rau này cũng giúp loại bỏ cholesterol xấu và ngăn ngừa bệnh mạch vành.

Loại rau này còn chứa hàm lượng chất xơ cao (gấp 3 lần so với lúa mì). Do đó, nó có thể giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Đây còn là loại rau rất tốt cho trẻ em và người lớn tuổi. Nước nấu từ lá cây dền tươi còn hỗ trợ điều trị tiêu chảy, xuất huyết và mất nước. Ngoài ra, cùng với nước ép cà rốt, các tính năng tẩy sạch của nước ép củ dền rất hiệu quả trong việc chữa các bệnh liên quan đến túi mật và thận.

Giá đỗ

Ăn giá đỗ thường xuyên sẽ giúp bổ sung cho cơ thể của chúng ta các dưỡng chất thiết yếu, cải thiện quá trình trao đổi chất, hỗ trợ giải độc, thanh lọc cơ thể; tăng mật độ xương, giúp xương chắc khỏe hơn; duy trì nồng độ cholesterol ở mức ổn định, từ đó bảo vệ tim mạch; thúc đẩy tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân; giảm căng thẳng; tăng cường hệ miễn dịch…

Rau lang

Khoai lang được nhiều người ví là “nhân sâm giá rẻ”. Phần ngọn, lá rau lang lại nhiều vitamin B6 gấp 3 lần, vitamin C gấp 5 lần và vitamin B gấp 10 lần củ khoai lang. Bên cạnh đó, rau lang chứa chất chống oxy hóa dồi dào, giàu vitamin C, A, K, vitamin B1, B2, B3, axit folic, chất xơ, chất dinh dưỡng hơn hẳn nhiều loại rau khác. Nhờ đó mà rau lang mang đến các công dụng như giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gan và ung thư dạ dày, giúp giảm lo âu, stress, trầm cảm, hỗ trợ giảm cân, chống ung thư, kháng viêm, giảm và chữa táo bón, tăng cường khả năng miễn dịch và phòng ngừa các bệnh lây truyền.

Cây rau hẹ

Cây rau hẹ là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Lá hẹ chứa ít calo nhưng lại có nhiều chất dinh dưỡng có lợi như là vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, để nhận được một lượng đáng kể các chất dinh dưỡng này, bạn sẽ phải ăn một lượng lớn lá hẹ.

Theo Y Học Cổ Truyền, cây rau hẹ tính nhiệt, khi nấu chín thì ôn, vị cay, đi vào các kinh Can, Vị và Thận. Rau hẹ có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc. Thường được sử dụng trong điều trị các chứng bệnh đau tức ngực, nấc, ngã chấn thương,...

Phần gốc rễ cây rau hẹ có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ, thường được dùng để chữa ngực bụng đau tức do thực tích, đới hạ, các chứng ngứa,...

Theo nghiên cứu hiện đại, cây rau hẹ có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả tác dụng chống ung thư.

Theo Trúc Chi/Người đưa tin

>> xem thêm

Bình luận(0)