PGS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho biết số mắc sốt xuất huyết tập trung chủ yếu ở miền Nam vì khu vực này bệnh lưu hành. Khu vực miền bắc chiếm 12,4% nhưng gần đây gia tăng số ca mắc ở Hà Nội. Số mắc trên 100.000 dân đứng thứ 19 trong cả nước.
Bệnh sốt xuất huyết lưu hành quanh năm và lưu hành thời vụ, như vậy về cơ bản ở miền nam đối tượng mắc nhiều nên nhiều trẻ em bị sốt xuất huyết còn ở miền Bắc và Tây Nguyên chủ yếu là người lớn.
|
Ảnh minh họa. |
Số ca sốt xuất huyết nặng năm nay thấp hơn các năm trước. Đến nay là 18 trường hợp tử vong, đến thời điểm này số người tử vong là không phải quá nhiều so với các năm trước.
PGS Phu cho biết, nguyên nhân là do năm nay mùa hè đến sớm ở miền Bắc còn Miền Nam mùa mưa lại đến sớm hơn, nhiệt độ trung bình cao hơn năm trước nên véc tơ truyền bệnh phát triển.Tập quán trữ nước vẫn chưa thay đổi nhất là việc đô thị hoá nhanh, phát sinh các khu vực truyền bệnh nước đọng, nhà lán không được vệ sinh.
Đến nay, một số địa phương đang cùng lúc lưu hành 3 tuýp sốt xuất huyết, có thể là sự đi lại lưu hành của người dân. PGS.Phu cho biết tại Hà Nội đến nay ghi nhận bệnh nhân mắc cả 3 tuýp. Đây là sự thay đổi này khác trước nhưng chưa có sự biến đổi về độc lực và các giải pháp lây truyền vẫn cổ điển.
Để phòng sốt xuất huyết, PGS Phu cho biết hiện nay việc triển khai phun hoá chất ở thành thị gặp nhiều khó khăn, chưa triệt để, nhà dân hiểu biết có nhưng họ không thực hiện.
Việc phòng sốt xuất huyết, PGS. Phu khẳng định chỉ cần ai cũng nhớ không có bọ gậy không có sốt xuất huyết. Thực tế thì lại không ai chịu diệt bọ gậy. Ngoài ra, một số địa phương không có kinh phí, mạng lưới cộng tác viên phòng sốt xuất huyết không có.
Nói về dịch sốt xuất huyết, PGS Phu cho biết năm nay dịch còn diễn biến nếu không áp dụng các biện pháp quyết liệt thực hiện các biện pháp chống dịch, diệt lăng quăng.
Ông Phu nhấn mạnh, muỗi gây sốt xuất huyết không phải là muỗi ở cống rãnh mà muỗi ở các vật dụng chứa nước trong, đặc biệt là các loại gáo dừa, vỏ nhựa, hoa quả thậm chí lọ hoa.
Còn muỗi gây viêm não là muỗi đốt con bò, con lợn và nó bay từ chuồng bò, chuồng lợn vào đốt người gây viêm não. Muỗi gây viêm não chỉ cần tiêm vắc xin là phòng được bệnh.
Còn trong sốt xuất huyết vắc xin sốt xuất huyết vừa nghiên cứu, hiệu lực chủng chưa cao, giá lại đắt nên chưa triển khai.
Để phòng bệnh tốt, ông Phu nhấn mạnh khi phun thuốc trị muỗi phải phun hết cả tầng nếu chỉ phun tầng 1, tầng 2 trên tầng cao không phun thì không không có tác dụng và đặc biệt phải phun tất cả các nhà.
Khi đi phun người phun phải dặn gia đình sau 30 phút hãy mở cửa vào nhà để nâng cao phòng bệnh.