Lễ chùa đầu năm thế nào là đúng văn hóa?

Google News

Người ta nghĩ rằng, khi đi chùa phải "tốt lễ dễ van" để cầu được nhiều tài lộc. Điều đó hoàn toàn không đúng.

- Vào mỗi dịp đầu năm mới, nhiều người tất bật cho những chuyến hành hương về với đất Phật. Họ đi lễ lạt ở khắp nơi cầu mong phát tài, phát lộc
 
[links()]
 
T6-Anh-le-chua-2-mau.jpg
Nhiều người đi lễ chùa đầu năm với mong muốn sức khoẻ và bình an.
cho cả năm. Nhiều người cho rằng, mình phải sắm những mâm cao cỗ đầy, để dâng lên đức Phật thì mới có nhiều lộc, làm ăn phát đạt... Vậy việc dâng lễ chùa như thế nào để vừa đúng với nét văn hóa của người Việt, vừa thể hiện nét thành tâm với Phật mà bớt đi tốn kém về vật chất.
 

Đại đức Thích Tâm Kiên (trụ trì chùa Một Cột, Hà Nội):Cần tâm thành chứ không cần mâm cao cỗ đầy
T6-Anh-le-chua-2-mau.jpg
Đại đức Thích Tâm Kiên (trụ trì chùa Một Cột, Hà Nội):

Người dân đi lễ họ không biết phân biệt đâu là đền, đâu là chùa và phủ để có cách hành lễ cho phù hợp. Đi chùa lễ theo đạo Phật, đi phủ lễ mẫu, sang bên Quán Thánh là lễ ông Trấn Vũ. Đây là 3 màu sắc tôn giáo khác nhau.

Vì thế, mỗi nơi phải lễ sao cho đúng. Người ta nghĩ rằng, khi đi chùa phải "tốt lễ dễ van" để cầu được nhiều tài lộc. Điều đó hoàn toàn không đúng.

Phật hướng con người tới chân, thiện mỹ, từ bỏ tham sân si. Đạo Phật là đạo ban vui, ban trí tuệ cho mọi người và giúp mọi người gần gũi nhau hơn.

Phật không cần mâm cao cỗ đầy, chỉ cần tâm thành của những người đến lễ. Vì thế nên mọi người chỉ cần bông hoa, chén nước vào dâng lễ là đủ. Vào chùa mọi người thấy sự lắng đọng và sự bình an.

Nhưng không phải mình làm cái ác mà vào cầu xin sự bình an được. Trong người bình an thì cầu mới bình an. Phật là hướng đạo sư chỉ cho con người ta con đường đi, chứ không phải làm cái ô để che chở cho mọi người.

Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vỹ (khoa Văn học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội): Mọi thứ đừng mong tự dưng mà có

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vỹ
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vỹ
Trong kinh Phật có dạy rằng, từ khi Phật còn sống người ta cũng kêu gọi mọi người bố thí để cho Phật hành pháp. Những người bố thí được nhiều có khi được trở thành bồ tát. Đức Phật cũng răn dạy mọi người dân rằng, Phật là tại tâm, coi đó là cội nguồn, là tâm niệm của mọi người khi đến với Phật.

Vì thế, khi mọi người đến với Phật thì cũng nên tùy tâm. Người có nhiều thì cung tiến, đóng góp nhiều, có ít thì đóng góp ít. Việc đóng góp cho Phật cũng không thể quy định theo một theo một quy chế cụ thể nào cả. Người giàu thì cung tiến theo kiểu giàu, nghèo thì cung tiến ít cũng không sao cả.

Hiện nay, khi nhiều người cho rằng, cứ phải sắm mâm cao cỗ đầy thì mới nhiều lộc, nhiều tài cho năm mới.

Điều đó cũng không nói được là đúng hay sai được mà nó tùy thuộc vào quan niệm của mọi người.

Nhưng với những người quan niệm rằng, mình cứ mang nhiều lễ vật đi cầu cúng đức Phật thì mọi thứ sẽ đến là hoang đường. Ở những nơi tâm linh nên cúng tiền bằng hàng mã, vừa tiết kiệm vừa đúng với thế giới tâm linh.

Ông Nguyễn Bá Điện (giám đốc Công ty kính Đại Lân, Hà Nội):Tài lộc là do mình tạo ra

Tôi làm kinh doanh nên mỗi dịp lễ, Tết tôi rất chú ý tới việc lễ chùa. Tôi thường đi lễ ở các chùa khác nhau xa có, gần có.
 
Việc lễ chùa tôi chưa nói tới việc mâm cao cỗ đầy hay không nhưng điều quan trọng nhất vẫn phải có những thứ cơ bản để hành lễ như hương, hoa, quả.

Điều đó thể hiện tấm lòng thành của mình thôi chứ không phải nhất thiết phải đi lễ những cao lương mỹ vị gì cả. Việc đi lễ chùa để cầu tài lộc cho gia đình và người thân, phải xuất phát từ tâm của mình.

Trước đây, tôi cũng đã từng nghĩ khi đi lễ phải đốt nhiều vàng mã, phải mâm cao cỗ đầy mới có nhiều tài, nhiều lộc.

Sau này tôi nghiệm lại một điều rằng điều đó phụ thuộc vào tâm của của mình thôi.

Chúng ta hãy cố gắng, chăm chỉ làm việc thì mọi thứ cũng sẽ đến với mình, khi đó tài lộc sẽ đến với mình nhiều hơn.
   
Đức Lợi (thực hiện)

Bình luận(0)