“Khóa môi” nhà sư: Sám hối, xin lỗi có nên hoan hỷ?

Google News

Sau khi ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng viết thư tay xin lỗi công chúng, đã có nhiều ý kiến bình luận nội dung lá thư này.

 - Sau khi ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng viết thư tay xin lỗi công chúng về sự cố "khóa môi nhà sư", đã có nhiều ý kiến bình luận xung quanh nội dung lá thư này.
 
Thầy Thích Giác Ân và sư Thích Pháp Định đã thành tâm sám hối
Thầy Thích Giác Ân và sư Thích Pháp Định đã thành tâm sám hối
 
Nhận xét về nhân cách của Mr. Đàm, cư sĩ Đào Văn Bình (California, Mỹ) cho rằng Đàm Vĩnh Hưng trẻ người, non dạ, vả lại, cuộc sống "xướng ca" với nhạc giật gân và  ánh đèn sân khấu cuồng loạn, nhất là giai đoạn quá độ của thế giới hiện nay cho nên con người trở nên phóng túng, bốc đồng và không còn kiểm soát được mình nữa.
 
Còn về nội dung lá thư của Mr. Đàm, theo cư sĩ Bình, do không có người lớn mách bảo cho nên thay vì viết một bức thư ngắn xin lỗi trong đó chỉ cần nói: "Rất hối tiếc đã có hành vi không thích hợp làm tổn thương đến bậc tu hành và xúc phạm tới khán giả. Xin quý vị rộng lòng bao dung vì thâm tâm Đàm Vĩnh Hưng không có ý làm như vậy và Đàm Vĩnh Hưng coi đây như một bài học  trong đời để trở nên tốt hơn và không phụ lòng mong đợi của khán giả ái mộ."
 
"Chỉ cần một bức thư đại khái như thế là đủ. Rồi mọi chuyên sẽ qua. Thế nhưng Đàm Vĩnh Hưng lại viết một thư xin lỗi quá thừa thãi - có thể gây hiểu lầm là mình ’dạy đời", cư sĩ Bình nhấn mạnh.
 
Dù nói vậy, nhưng cư sĩ Bình vẫn cho rằng đây không phải là chuyện lớn và khuyên mọi người đừng khai thác khía cạnh khác tôn giáo của Đàm Vĩnh Hưng để đẩy sự việc đi quá xa, ngoài tầm kiểm soát.
 
"Từ-Bi -Hỉ -Xả  là trụ cột của Phật Giáo. Hãy quên và hướng về ngày mai tốt đẹp khi tất cả biết nhìn lại những gì mình làm ngày hôm qua và nhận biết cái gì đúng cái gì sai," cư sĩ Bình mong muốn.
 
Trước sự xử lý của các lãnh đạo Phật giáo đối với hai sư thầy, và trước sự xin lỗi của Đàm Vĩnh Hưng, là người Phật tử đã từng lên tiếng phê phán hành vi phản cảm của sự cố này, cư sĩ Minh Mẫn (Hóc Môn, TP. HCM) cho biết ông cảm thấy trong lòng có một chút gì đó vừa chua xót vừa ân hận.
 
Cư sĩ chia sẻ: "Khi vụ scandal được đưa lên báo chí, hầu hết ai cũng phẩn nộ, không chỉ phẫn nộ các sư thầy mà còn quy tội cho cả Đàm Vĩnh Hưng. Trước sức ép dư luận, lãnh đạo Phật giáo đã có phương hướng giải quyết thích đáng.
 
Dư luận hạ nhiệt khi hai vị sư thầy được xử lý đúng luật nhà Phật. Riêng Mr Đàm đã có thư xin lỗi, dù chân thành hay hình thức cũng là việc có ý thức.
 
Ngành nghệ thuật sân khấu xử lý thế nào thì tùy chuyên ngành, nhưng với tâm từ của nhà Phật mà xã hội ngày nay thường dùng câu: "đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại".
 
Những người trong cuộc đã bị lương tâm dằn vật, áp lực dư luận, lại cộng thêm  bị xử phạt thì thiết nghĩ như vậy quá đủ để cho sự kiện hạ nhiệt chìm vào dĩ vãng, chúng ta cần chú tâm vào việc khác có ích hơn."
 
Theo "tinh thần mã thượng" thì không nên đánh kẻ ngã ngựa. Dư luận và xử lý đã là bài học ngàn đời cho những ai làm hoen ố nhà Phật rồi.
 
Về những chỉ trích họ Đàm sau khi đã lên tiếng xin lỗi và nhận mọi trách nhiệm về mình, cư sĩ Minh Mẫn đặt vấn đề: "Nếu Đàm Vĩnh Hưng vẫn im lặng thì sao?
 
Theo cư sĩ, "biết nói lên lời xin lỗi đã là có ý thức. Giả dụ lời xin lỗi không thật lòng, trên nguyên tắc, đó vẫn là thái độ biết tôn trọng mọi người."
 
Về việc họ Đàm dùng giáo lý nhà Phật để giải trình lúc xin lỗi, cư sĩ Minh Mẫn nhìn nhận điều này "không có nghĩa họ Đàm có ý đồ xấu mà nên nghĩ tốt về thiện chí của anh ta. Một Thiền sư bị kẻ ác tâm vu cáo, ngài đáp: thế à? Nghĩa là ngài xem như việc không đáng quan tâm.
 
Việc kỷ luật hành chánh này, theo cư sĩ Minh Mẫn, "có phải nặng tay lắm chăng khi đã bị ba tháng biệt chúng?"
Việc kỷ luật hành chánh của Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Đồng Tháp đối với thầy Thích Giác Ân, theo cư sĩ Minh Mẫn, "có phải nặng tay lắm chăng khi đã bị ba tháng biệt chúng?"
 
Tinh thần giáo dục của nhà Phật trước mọi lầm lỗi là nhằm tạo điều kiện cho người có lỗi cải hoán. Nếu xử phạt thì đó chỉ là hình thức để họ biết ăn năn chứ không phải đẩy họ vào ngõ cụt, không có lối thoát, ngay cả luật pháp thế gian cũng vậy thôi.
 
Qua lời lẽ nhận lỗi của họ Đàm, nếu chúng ta xem là chân thành thì là chân thành, nếu chúng ta xem là ngạo nghễ thì nó là ngạo nghễ, do tầm nhìn của mỗi chúng ta hơn là chính nạn nhân.
 
Cho dù họ Đàm là tín đồ tôn giáo nào đi chăng nữa, một khi đã biết ăn năn mà cứ đẩy họ vào chân tường bằng những lời lẽ cay độc, chẳng khác nào muốn họ sân hận nhìn Phật giáo bằng sự khinh miệt ác cảm. Lòng từ bi của nhà Phật là tạo cơ hội thu phục tình cảm để họ tự sửa sai và cảm nhận được đức khoan dung của nhà Phật.
 
"Trong chúng ta, ai đã từng không một lần lầm lỗi và mong được tha thứ? Cái quan trọng là họ biết lỗi và nhận lỗi. Họ đã sám hối thì chúng ta phải hoan hỷ, đó là tinh thần khoan dung," cư sĩ Minh Mẫn chia sẻ.
 
Chiều 9/11, trong cuộc họp kỷ luật thầy Thích Giác Ân tại Văn phòng Ban trị sự Tỉnh hội Phật giáo Đồng Tháp, bên cạnh việc kỷ luật cấm túc tại chùa 3 tháng, chư tôn đức lãnh đạo Ban trị sự còn quyết định thu hồi quyền trụ trì chùa Quan Âm của thầy.
 
Việc kỷ luật này, theo cư sĩ Minh Mẫn, "có phải nặng tay lắm chăng khi đã bị ba tháng biệt chúng?"
 
Thái Anh
[links()]

Bình luận(0)