Đốt bỏ hàng tấn quần áo H&M gây tranh cãi

Google News

Nhà máy điện tại Thụy Điển đốt quần áo H&M thay cho than và dầu. Thông tin ngay lập tức đã gây nhiều tranh cãi.

Theo Bloomberg, nhà nhiệt điện ở Vasteras, phía tây bắc Stockholm (Thụy Điển) sử dụng gỗ tái chế và rác, bao gồm cả quần áo H&M không bán được thay thế dần cho nguyên liệu hóa thạch như dầu và than vào năm 2020.
Ông Jens Neren, người phụ trách nguồn cung cấp nhiên liệu tại Malarenergi, cho biết, những vật liệu này có khả năng cháy.
Malarenergi có thỏa thuận với thành phố lân cận Eskilstuna để đốt rác của họ, một số trong số đó đến từ kho trung tâm của H&M. Loại rác này không được xác định là quần áo cho đến khi một chương trình truyền hình quốc gia công bố vào hôm thứ ba vừa qua.
Dot bo hang tan quan ao H&M gay tranh cai
H&M đốt hàng tấn quần áo cũ gây tranh cãi. 
Nhà máy Vasteras đã đốt cháy khoảng 15 tấn quần áo phế thải từ H&M cho đến năm 2017. Ông Neren cho biết thêm nhà máy điện Malarenergi đã liên lạc một số thành phố lân cận để nhận rác và thậm chí nhập khẩu chất thải từ Anh để làm nhiên liệu cho lò hơi chính.
Johanna Dahl, người đứng đầu bộ phận truyền thông của H&M Thụy Điển cho biết, H&M không đốt bất kỳ quần áo nào an toàn để sử dụng. Tuy nhiên, trách nhiệm pháp lý của chúng tôi là phải đảm bảo rằng quần áo có chứa nấm mốc hoặc không tuân theo những giới hạn nghiêm ngặt về hóa chất sẽ bị tiêu huỷ.
“Khi kiểm tra một số sản phẩm không đat đầy đủ các quy định về an toàn, chúng không được bán dưới bất kỳ hình thức nào cho khách hàng hoặc được tái chế. Do đó, chúng sẽ được chuyển tới nhà máy để tiêu huỷ”, ông cho biết thêm.
Trước dư luận về việc quần áo bị tiêu huỷ lãng phí, đại diện thương hiệu này cho rằng, một số sản phẩm khác không liên quan tới vấn đề an toàn sức khoẻ đều được gửi cho các tổ chức từ thiện hoặc tái sử dụng, tái chế.
Thụy Điển tự hào về một hệ thống năng lượng do các nhà máy thủy điện, hạt nhân và gió, một số thành phố địa phương vẫn sử dụng than và dầu để sưởi ấm nhà ở và văn phòng trong những ngày mùa đông lạnh.
Bằng cách nhiên liệu sinh học và rác thải, nền kinh tế Bắc Âu lớn nhất đang hy vọng từ bỏ nhiên liệu hóa thạch vào cuối thập kỷ này.
Theo Nam Hải/Vietnamnet

>> xem thêm

Bình luận(0)