Xử ông Đặng Thanh Bình: Cựu sếp chi nhánh Vietcombank xin hưởng án treo

Google News

Không có luật sư bào chữa như 4 bị cáo khác trong vụ án xử nguyên Phó Thống đốc Đặng Thanh Bình, bị cáo Phạm Thế Tuân, nguyên Tổ phó tổ giám sát, nguyên Phó giám đốc Vietcombank - chi nhánh TP.HCM tự bào chữa cho mình.

Tiếp tục phiên tòa xử ông Đặng Thanh Bình, tờ Bizlive thông tin:
Sáng nay (28/6), TAND TP.HCM tiếp tục xét xử sơ thẩm vụ án “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” gây thất thoát hơn 15.000 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam – VNCB (trước đó là Ngân hàng Đại Tín) với phần bào chữa của các luật sư.
Xu ong Dang Thanh Binh: Cuu sep chi nhanh Vietcombank xin huong an treo
 Bị cáo Phạm Thế Tuân (bên phải) tại tòa.
Không có luật sư bào chữa như 4 bị cáo khác, bị cáo Phạm Thế Tuân, nguyên Tổ phó tổ giám sát, nguyên Phó giám đốc Vietcombank - chi nhánh TP.HCM tự bào chữa cho mình.
Bị cáo Tuân gửi lời cảm ơn các luật sư đã bào chữa cho các bị cáo khác vì cũng gián tiếp bào chữa cho mình. Bị cáo Tuân hoàn toàn thừa nhận cáo buộc của Viện kiểm sát (VKS) đối với trường hợp của mình. Bị cáo cho biết, đã thành khẩn thừa nhận ngay từ giai đoạn đầu tố tụng, điều tra cho đến diễn biến trong phiên tòa này.
Theo biên bản làm việc với cơ quan điều tra cũng như cáo trạng đã nêu 6 giao dịch của VNCB, bị cáo không phê duyệt bất cứ giao dịch nào. Nhưng với vai trò ở tổ giám sát, sau khi phát hiện sai phạm trong 6 giao dịch đó của ông Phạm Công Danh tại VNCB thì tổ giám sát đã kịp thời có hành xử mang tính nghiệp vụ là yêu cầu triệu tập ban lãnh đạo ngân hàng, yêu cầu báo cáo cung cấp hồ sơ, thu hồi, đình chỉ các hoạt động vi phạm, đồng thời báo cáo các cấp.
“Khi bị cáo được biệt phái tham gia tổ giám sát thì không được đào tạo hướng dẫn, không có quy chế, quy định về hoạt động giám sát. Bản thân bị cáo chưa một lần nào được đào tạo về công tác giám sát ngân hàng. Nhưng với trách nhiệm được giao nặng nề, tổ giám sát cũng rất băn khoăn nhưng là nhiệm vụ phải làm. Các thành viên tổ giám sát tự phải tìm tòi học hỏi chỗ này chỗ kia để hoàn thành nhiệm vụ tái cơ cấu mà Ngân hàng Nhà nước giao”, bị cáo Tuân nêu.
Bị cáo Tuân cho biết, trong cùng quãng thời gian bị cáo làm tổ giám sát, bị cáo đồng thời làm tổ phó thêm 2 tổ giám sát nữa tại 2 ngân hàng yếu kém khác, tức là tổ phó ở 3 ngân hàng trong tổng số 6 ngân hàng yếu kém thuộc đề án tái cơ cấu. Thực là công việc quá nặng nề, khó khăn, đầy ắp những rào cản bởi vì không có quy trình, quy chế nào. Đây là hoạt động chưa có trong tiền lệ trong ngành ngân hàng.
Sau đó, 2 ngân hàng mà bị cáo Tuân tham gia giám sát đã tái cơ cấu thành công và hoạt động bình thường cho đến nay. Đặc biệt trong suốt quá trình giám sát Đại Tín bị cáo chưa lần nào bị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhắc nhở, phê bình về thái độ công tác. Ngay cả khi vụ việc xảy ra ở VNCB thì bị cáo Tuân vẫn được tín nhiệm bổ nhiệm vào HĐTV của Ngân hàng CB (trước đó là VNCB bị NHNN mua lại) và làm việc cho đến khi được nghỉ hưu.
“Trong thời gian đầu tố tụng làm việc với CQĐT, bị cáo luôn nhìn nhận một phần trách nhiệm của mình trong đổ vỡ của việc tái cơ cấu không thành công. Bị cáo xót lắm, hơn 30 năm làm trong ngành. Tuy đã thành công ở 2 ngân hàng kia nhưng lại không thành công ở ngân hàng này”, bị cáo Tuân trình bày tại tòa.
Bị cáo Tuân cảm ơn tới VKS đã xem xét thực tế vai trò vị trí của bị cáo ở trong tổ giám sát, xem xét giảm nhẹ cho bị cáo về khung hình phạt.
"Từ đáy lòng xin hội đồng xét xử xem xét cho bị cáo. Bản thân bị cáo không phải là thành phân nguy hiểm cho xã hội. Kính xin hội đồng xét xử xem xét cho bị cáo ở mức án thấp hơn mức án đề nghị của VKS. Và xin được hưởng hình thức án treo”, bị cáo Tuân kết thúc phần tự bào chữa.
Theo Huyền Trâm/Bizlive

>> xem thêm

Bình luận(0)