Đại án Việt Á đang đến hồi kết khi hơn 70 người bị khởi tố về các tội danh “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”; “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Trong số các bị can có cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng KH&CN Chu Ngọc Anh, cán bộ Học viện Quân y…Tuy nhiên, đến nay, dư luận vẫn chờ câu trả lời: 80% cổ phần Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á thuộc về ai?Công ty Việt Á do Phan Quốc Việt, Hồ Thị Thanh Thủy (vợ Phan Quốc Việt) và Đồng Sỹ Huy thành lập ngày 28/2/2007 tại TPHCM với với vốn đăng ký ban đầu chỉ 80 triệu đồng. Tháng 10/2009, công ty đăng ký thay đổi thông tin doanh nghiệp lần 3, vốn điều lệ 5 tỷ đồng với 3 cổ đông sáng lập. Trong đó, Phan Quốc Việt nắm giữ 10,2% cổ phần công ty; Hồ Thị Thanh Thủy nắm giữ 4,8% cổ phần công ty và ông Đồng Sỹ Huy nắm giữ 5% cổ phần công ty. Thông tin trên được Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ KH&ĐT) cung cấp.Tháng 8/2015, Việt Á đăng ký thay đổi thông tin doanh nghiệp lần thứ 5, nâng vốn điều lệ doanh nghiệp lên 200 tỷ đồng. Đến tháng 10/2017, công ty này tiếp tục đăng ký thay đổi thông tin doanh nghiệp lần 6, vốn điều lệ doanh nghiệp được nâng lên 1.000 tỷ đồng. Đáng chú ý, cả 3 cổ đông trên vẫn nắm giữ khoảng 20% cổ phần vốn doanh nghiệp. Như vậy, có khoảng 800 tỷ đồng được các cổ đông khác đã bơm vào doanh nghiệp. Từ đây dư luận đặt câu hỏi: Những ai đã đổ tiền vào Việt Á?Việt Á được biết đến rộng rãi khi tháng 4/2020, sản phẩm kit test COVID -19 của doanh nghiệp này được Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành cho sản phẩm. Đây là kết quả nghiên cứu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia do Học viện Quân y và Việt Á thực hiện, được Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập thông qua.Đáng chú ý, giá sản phẩm theo thông báo của Bộ Tài chính trên cơ sở hiệp thương giữa Bộ Y tế và Công ty Việt Á là 470.000 đồng/test. Từ kết quả hiệp thương này, Bộ Y tế công bố giá xét nghiệm PCR tối thiểu là 734.000 đồng/cá nhân/xét nghiệm. Từ sự ưu ái vượt bậc của Bộ Y tế, Bộ KH&CN nên kit test do Công ty Việt Á cung cấp đã chiếm hơn 70% thị phần phục vụ xét nghiệm trên cả nước. Tại CDC, Sở Y tế các tỉnh, số lượng kit test Việt Á lên đến 80%, thậm chí hơn 90% số lượng cần sử dụng.Quá trình điều tra xác định, Phan Quốc Việt móc nối, thông đồng với các đối tượng trong cơ sở y tế tổ chức theo hình thức “chỉ định thầu rút gọn” và sẽ chi tiền chiết khấu ngoài hợp đồng theo tỷ lệ từ 20 - 30% giá trị gói thầu, cá biệt có trường hợp lên đến 40%. Trước đó, để phục vụ sản xuất, cung ứng kit test COVID, Việt đã chỉ đạo các đối tượng liên quan sử dụng các công ty thuộc hệ thống Việt Á ký hợp đồng, xuất hóa đơn mua bán lòng vòng với nhau nhằm tạo dòng tiền ảo, nâng khống giá trị hàng hóa, nguyên vật liệu, vật tư y tế đầu vào phục vụ sản xuất kit test COVID trước khi bán vào các cơ sở y tế công.Nhờ vậy, doanh thu bán hàng kit test COVID của Công ty Việt Á từ tháng 3/2020 đến tháng 10/2021 là gần 4.000 tỷ đồng, số tiền chiết khấu lên đến hàng nghìn tỷ đồng cho các đơn vị y tế trên 62 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.Từng trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống về vấn đề trên, Đại biểu Phạm Văn Hòa - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, cho rằng, vẫn còn rất nhiều vấn đề cần làm rõ liên quan vụ Việt Á. Trong đó, cần làm rõ cổ phần một số cá nhân nắm giữ trong Công ty Việt Á. “Với một công ty nhỏ, mới thành lập như Việt Á không thể được giao thầu, bán kit test khắp cả nước như vậy nếu không có chống lưng. Bởi vậy, không chỉ tôi mà nhiều người cho rằng, phía sau Công ty Việt Á có người chống lưng, giới thiệu và nâng đỡ cho doanh nghiệp này mà phải người có chức có quyền, cần phải làm rõ để xử lý nghiêm”, đại biểu Hòa nói.Đại án Việt Á được đưa vào diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo. Đến nay, nhiều cá nhân, đảng viên, tổ chức đảng liên quan tới vụ kít xét nghiệm xảy ra tại Công ty việt Á đã được xem xét, xử lý kỷ luật nghiêm minh theo đúng quy định của Đảng, trong đó có cả cán bộ là Ủy viên Trung ương Đảng cho thấy, “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ” được dư luận xã hội và quần chúng nhân dân đồng thuận, ủng hộ. Dư luận cho rằng, cần xem xét điều tra ai là người nắm 80% cổ phần Việt Á, nếu sai phạm phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.>>> Mời độc giả xem thêm video Khai trừ Đảng Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và Chủ tịch TP.Hà Nội Chu Ngọc Anh. Nguồn: THĐT
Đại án Việt Á đang đến hồi kết khi hơn 70 người bị khởi tố về các tội danh “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”; “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Trong số các bị can có cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng KH&CN Chu Ngọc Anh, cán bộ Học viện Quân y…Tuy nhiên, đến nay, dư luận vẫn chờ câu trả lời: 80% cổ phần Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á thuộc về ai?
Công ty Việt Á do Phan Quốc Việt, Hồ Thị Thanh Thủy (vợ Phan Quốc Việt) và Đồng Sỹ Huy thành lập ngày 28/2/2007 tại TPHCM với với vốn đăng ký ban đầu chỉ 80 triệu đồng. Tháng 10/2009, công ty đăng ký thay đổi thông tin doanh nghiệp lần 3, vốn điều lệ 5 tỷ đồng với 3 cổ đông sáng lập. Trong đó, Phan Quốc Việt nắm giữ 10,2% cổ phần công ty; Hồ Thị Thanh Thủy nắm giữ 4,8% cổ phần công ty và ông Đồng Sỹ Huy nắm giữ 5% cổ phần công ty. Thông tin trên được Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ KH&ĐT) cung cấp.
Tháng 8/2015, Việt Á đăng ký thay đổi thông tin doanh nghiệp lần thứ 5, nâng vốn điều lệ doanh nghiệp lên 200 tỷ đồng. Đến tháng 10/2017, công ty này tiếp tục đăng ký thay đổi thông tin doanh nghiệp lần 6, vốn điều lệ doanh nghiệp được nâng lên 1.000 tỷ đồng. Đáng chú ý, cả 3 cổ đông trên vẫn nắm giữ khoảng 20% cổ phần vốn doanh nghiệp. Như vậy, có khoảng 800 tỷ đồng được các cổ đông khác đã bơm vào doanh nghiệp. Từ đây dư luận đặt câu hỏi: Những ai đã đổ tiền vào Việt Á?
Việt Á được biết đến rộng rãi khi tháng 4/2020, sản phẩm kit test COVID -19 của doanh nghiệp này được Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành cho sản phẩm. Đây là kết quả nghiên cứu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia do Học viện Quân y và Việt Á thực hiện, được Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập thông qua.
Đáng chú ý, giá sản phẩm theo thông báo của Bộ Tài chính trên cơ sở hiệp thương giữa Bộ Y tế và Công ty Việt Á là 470.000 đồng/test. Từ kết quả hiệp thương này, Bộ Y tế công bố giá xét nghiệm PCR tối thiểu là 734.000 đồng/cá nhân/xét nghiệm. Từ sự ưu ái vượt bậc của Bộ Y tế, Bộ KH&CN nên kit test do Công ty Việt Á cung cấp đã chiếm hơn 70% thị phần phục vụ xét nghiệm trên cả nước. Tại CDC, Sở Y tế các tỉnh, số lượng kit test Việt Á lên đến 80%, thậm chí hơn 90% số lượng cần sử dụng.
Quá trình điều tra xác định, Phan Quốc Việt móc nối, thông đồng với các đối tượng trong cơ sở y tế tổ chức theo hình thức “chỉ định thầu rút gọn” và sẽ chi tiền chiết khấu ngoài hợp đồng theo tỷ lệ từ 20 - 30% giá trị gói thầu, cá biệt có trường hợp lên đến 40%. Trước đó, để phục vụ sản xuất, cung ứng kit test COVID, Việt đã chỉ đạo các đối tượng liên quan sử dụng các công ty thuộc hệ thống Việt Á ký hợp đồng, xuất hóa đơn mua bán lòng vòng với nhau nhằm tạo dòng tiền ảo, nâng khống giá trị hàng hóa, nguyên vật liệu, vật tư y tế đầu vào phục vụ sản xuất kit test COVID trước khi bán vào các cơ sở y tế công.
Nhờ vậy, doanh thu bán hàng kit test COVID của Công ty Việt Á từ tháng 3/2020 đến tháng 10/2021 là gần 4.000 tỷ đồng, số tiền chiết khấu lên đến hàng nghìn tỷ đồng cho các đơn vị y tế trên 62 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Từng trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống về vấn đề trên, Đại biểu Phạm Văn Hòa - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, cho rằng, vẫn còn rất nhiều vấn đề cần làm rõ liên quan vụ Việt Á. Trong đó, cần làm rõ cổ phần một số cá nhân nắm giữ trong Công ty Việt Á. “Với một công ty nhỏ, mới thành lập như Việt Á không thể được giao thầu, bán kit test khắp cả nước như vậy nếu không có chống lưng. Bởi vậy, không chỉ tôi mà nhiều người cho rằng, phía sau Công ty Việt Á có người chống lưng, giới thiệu và nâng đỡ cho doanh nghiệp này mà phải người có chức có quyền, cần phải làm rõ để xử lý nghiêm”, đại biểu Hòa nói.
Đại án Việt Á được đưa vào diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo. Đến nay, nhiều cá nhân, đảng viên, tổ chức đảng liên quan tới vụ kít xét nghiệm xảy ra tại Công ty việt Á đã được xem xét, xử lý kỷ luật nghiêm minh theo đúng quy định của Đảng, trong đó có cả cán bộ là Ủy viên Trung ương Đảng cho thấy, “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ” được dư luận xã hội và quần chúng nhân dân đồng thuận, ủng hộ. Dư luận cho rằng, cần xem xét điều tra ai là người nắm 80% cổ phần Việt Á, nếu sai phạm phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
>>> Mời độc giả xem thêm video Khai trừ Đảng Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và Chủ tịch TP.Hà Nội Chu Ngọc Anh. Nguồn: THĐT