Vụ Đinh La Thăng: Luật sư cố “đổi tội” cho Phó TGĐ đang mang án tử

Google News

(Kiến Thức) - Luật sư bào chữa cho Nguyễn Xuân Sơn đưa ra những dẫn chứng, quan điểm để cố gỡ tội cho bị cáo đã mang án tử nay lại đối diện với 10-11 năm tù.

Diễn biến mới nhất trong phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng cùng 21 đồng phạm sáng nay 13/1, tiếp tục với phần các luật sư tranh tụng.
Luật sư Lê Đình Ứng, bào chữa cho bị cáo Nguyễn Xuân Sơn – nguyên Phó TGĐ PVN cho biết, giai đoạn lấy lời khai, thân chủ của ông không mời luật sư và tự bào chữa cho mình vì cho rằng làm đúng quy định của PVN. Tuy nhiên đến khi Nguyễn Xuân Sơn thấy sức khỏe không đảm bảo, thấy cần mời luật sư để trình bày trong vụ án nên mới thực hiện mời luật sư.
 Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn.
Luật sư Ứng nêu dẫn chứng trong chủ trương xây dựng dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 rằng, thời điểm đó Nguyễn Xuân Sơn mới về PVN, việc xây dựng “chủ trương đã được lập trước. Ông Đinh La Thăng, ông Phùng Đình Thực cũng đã khai. Ông Sơn như vậy không được tham gia đàm phán, phê duyệt dự án”, luật sư nêu quan điểm.
Bên cạnh đó, luật sư Ứng còn cho biết thêm, để có những dẫn chứng này bên cạnh lời khai của các bị cáo thì “trong các tài liệu chứng cứ cũng thể hiện rõ”.
“HĐTV, Chủ tịch HĐTV, Tổng giám đốc của PVN đã phân công cho bị cáo Nguyễn Quốc Khánh – nguyên Phó TGĐ PVN phụ trách, hoàn thiện hợp đồng chuyển đổi từ hợp đồng EPC 33 sang hợp đồng 4194 (chuyển chủ đầu tư từ Công ty con về PVN)”, luật sư Ứng khẳng định.
Luật sư cho rằng: “Ông Nguyễn Xuân Sơn không được biết sai phạm tại hợp đồng EPC số 33 nói trên bởi trong ban chuyên theo dõi về điện, than không có bị cáo Sơn. Xuyên suốt các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ, ngay trong cáo trạng cũng không hề có nội dung nào thể hiện bị cáo Sơn biết hợp đồng EPC 33 có sai sót…” .
 Toàn cảnh bên trong phiên tòa xét xử sáng nay. Ảnh: TTXVN.
Ngoài ra, luật sư khẳng định PVN cho PVC ứng tiền theo hợp đồng EPC 33 do ông Vũ Hồng Chương làm trưởng ban và có quy chế quản lý tài chính riêng. Ông Sơn không trực tiếp ứng tiền cho PVC rồi chuyển cho ban quản lý dự án…
Từ những quan điểm luật sư mong HĐXX, VKS xem xét việc truy tố bị cáo Nguyễn Xuân Sơn về tội cố ý làm trái, có chăng luật sư cho rằng chỉ là “thiếu trách nhiệm”.
Trong vụ án này, đại diện VKSND TP Hà Nội xác định bị cáo Nguyễn Xuân Sơn vi phạm trong việc PVC được chỉ định thầu tại Dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2. Bị cáo Sơn cho PVC ứng 1.312 tỷ đồng sai quy định dẫn đến thất thoát gần 120 tỷ đồng cho Nhà nước mà PVN là đại diện.
Tại phiên xét xử chiều ngày 11/1, đại diện VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt Nguyễn Xuân Sơn mức án 10 – 11 năm tù về tội “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Ngoài ra, trong phiên xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank bị cáo này đã bị tuyên án tử hình về các hành vi tham ô, chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái.
Hưng Bùi

>> xem thêm

Bình luận(0)