Vai trò của tổ chức xã hội-nghề nghiệp, khoa học và công nghệ trong việc phát triển bền vững ĐBSCL

Google News

(Kiến Thức) - Hưởng ứng Diễn đàn Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 2019, Ngày 17/6, tại TP.HCM; Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức Hội thảo “Sự tham gia của các tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập hỗ trợ cộng đồng trong bối cảnh ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ĐBSCL”.

TSKH. Nghiêm Vũ Khải - Đại biểu Quốc hội Khóa 14, Phó Chủ tịch VUSTA; Bà Mai Thị Ánh Tuyết - Đại biểu Quốc hội Khóa 14, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì Hội thảo cùng hơn 70 Đại biểu thuộc các tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập hỗ trợ cộng đồng, đại diện các Bộ, ban, ngành Trung ương tại TP.HCM ...
Vai tro cua to chuc xa hoi-nghe nghiep, khoa hoc va cong nghe trong viec phat trien ben vung DBSCL
Quang cảnh hội nghị. 
Tại hội thảo, các đại biểu đã đóng góp ý kiến, đề xuất giải pháp phát triển bền vững của một vùng lãnh thổ và không gian phát triển quan trọng này của đất nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH);
Đánh giá cao cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững, trong cuộc chiến với BĐKH toàn cầu và những nỗ lực, đầu tư dành cho phát triển bền vững ĐBSCL;
Nhận thức rằng Việt Nam là một trong số ít quốc gia chịu hậu quả nặng nề nhất của BĐKH, đặc biệt ĐBSCL là nơi chịu nhiều tổn thương, thiệt hại nhất; mặc dù sự quan tâm và các giải pháp đề ra tuy nhiều nhưng chưa mang lại kết quả như mong muốn, tình hình diễn biến ngày càng phức tạp khó lường do tác động kép của tai biến thiên nhiên và tai biến do con người gây ra trên lãnh thổ cũng như ngoài lãnh thổ Việt Nam;
Vai tro cua to chuc xa hoi-nghe nghiep, khoa hoc va cong nghe trong viec phat trien ben vung DBSCL-Hinh-2
TSKH. Nghiêm Vũ Khải - Đại biểu Quốc hội Khóa 14, Phó Chủ tịch VUSTA; Bà Mai Thị Ánh Tuyết - Đại biểu Quốc hội Khóa 14, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì Hội thảo 
Hội thảo nhấn mạnh vị trí quan trọng của ĐBSCL, tôn vinh truyền thống đoàn kết, yêu nước, tinh thần lao động cần cù, sáng tạo và ghi nhận những bài học, kinh nghiệm ứng phó với BĐKH tại ĐBSCL được tích lũy trong thời gian qua; Khẳng định khoa học và công nghệ đóng vai trò then chốt trong phát triển bền vững và ứng phó BĐKH; đồng thời sự liên kết, hợp tác giữa các bên là giải pháp quan trọng đối với các vấn đề của ĐBSCL;
Các đại biểu đều nhất trí cho rằng: Để thực hiện sứ mệnh tập hợp, đoàn kết và phát huy vai trò sáng tạo của trí thức trong hệ thống VUSTA và của các tổ chức xã hội, nghề nghiệp khác; Căn cứ vào các sáng kiến, kinh nghiệm, giải pháp được trao đổi hôm nay, Hội thống nhất kiến nghị với Diễn đàn Đồng bằng sông Cửu Long 2019 những vấn đề sau đây:
- Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT, các cơ quan của Chính phủ tiếp tục tổng hợp kết quả nghiên cứu gần đây ở trong nước và quốc tế liên quan để xây dựng và chi tiết hóa kịch bản và các phương án ứng phó BĐKH vùng ĐBSCL bảo đảm tính khoa học, khả thi, phát huy hiệu quả tổng hợp của các dự án, chương trình.
- Sự nghiệp ứng phó với BĐKH là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông, năng lượng, thủy lợi và các nhu cầu về hạ tầng khác; đồng thời cần đặc biệt coi trọng việc tuyên truyền nâng cao ý thức, kỹ năng của người dân sống hài hòa với thiên nhiên; sẵn sàng, chủ động ứng phó cũng như tận dụng cơ hội mà BĐKH mang lại. Mọi nỗ lực cần hướng tới tăng cường năng lực quốc gia, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực hợp tác quốc tế để ứng phó BĐKH.
- Đề nghị Chính phủ, các bộ ngành, chính quyền địa phương trên địa bàn ĐBSCL tạo điều kiện để các chuyên gia, nhà khoa học, tổ chức ngoài công lập tham gia các hoạt động ứng phó với BĐKH, nhất là trong một số lĩnh vực trọng tâm như xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp; quản trị nước, năng lượng bền vững, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai. Cụ thể như sau:
+ Cần ghi nhận vai trò và tạo điều kiện để các tổ chức ngoài công lập tham gia phát triển bền vững ĐBSCL; đặc biệt là các cơ chế giúp kết nối, hợp tác với các bên liên quan và cơ hội tiếp cận nguồn lực trong giải quyết các vấn đề xã hội, kinh tế, môi trường và ứng phó với BĐKH.
Vai tro cua to chuc xa hoi-nghe nghiep, khoa hoc va cong nghe trong viec phat trien ben vung DBSCL-Hinh-3
Bà Dương Thị Nga - Phó Ban Hợp tác Quốc tế VUSTA phát biểu tại Hội nghị. 
* Xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp của ĐBSCL
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra nhanh chóng và đem lại nhiều cơ hội xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững và hiện đại cho ĐBSCL. Cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, các hội khoa học, hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp để cùng xây dựng thương hiệu chung của vùng ĐBSCL, áp dụng công nghệ trong chia sẻ hệ thống quản lý chuỗi cung ứng, truy xuất nguồn gốc điện tử từ trang trại tới bàn ăn, bảo đảm an toàn thực phẩm và yêu cầu xuất khẩu, kêu gọi vốn đầu tư, tạo thuận lợi cho bảo hiểm nông nghiệp hoạt động, từ đó tăng giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp ĐBSCL, tạo ra công ăn việc làm bền vững cho người dân.
* Giải pháp quản trị nguồn nước từ cộng đồng:
ĐBSCL có vị trí đặc biệt quan trong đối với an ninh nguồn nước phục vụ bảo đảm an ninh lương thực của cả đất nước và đời sống của chính người dân ĐBSCL. Cuộc sống và sinh kế của cộng đồng không thể tách rời nguồn nước và sức khỏe của hệ sinh thái nước. Cộng đồng phải có tiếng nói, tham gia quyết định trong các dự án quản trị nguồn nước từ giai đoạn ý tưởng đến cuối giai đoạn vận hành. Việc thúc đẩy các hoạt động tham vấn cộng đồng không chỉ giới hạn đối với những người trực tiếp bị tác động của dự án khai thác nguồn nước mà cần mở rộng đến những người dân bị ảnh hưởng gián tiếp, những nhà khoa học và các tổ chức có cùng mối quan tâm. Việt Nam cần có những chính sách phù hợp để bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình và duy trì hợp tác cùng có lợi với các quốc gia lưu vực sông Mekong.
* Giải pháp năng lượng bền vững từ cộng đồng:
ĐBSCL có một lợi thế vô cùng to lớn về các nguồn năng lượng tái tạo, bao gồm năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh khối, năng lượng từ sóng biển và thủy triều. Biến đổi khí hậu có thể làm các tác nhân này mạnh hơn. Việc khai thác các nguồn năng lượng tái tạo nêu trên là một chiến lược biến các nguy cơ biến đổi khí hậu thành lợi thế.
Cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước và sự vào cuộc của các nhà khoa học, các tổ chức trong phát triển các giải pháp năng lượng bền vững, cụ thể như: dành ưu tiên chính sách và tài chính để triển khai việc tiếp cận điện tái tạo của các hộ dân chưa tiếp cận được điện lưới; xây dựng cơ chế chính sách thí điểm mở đường cho việc phát triển tích hợp, kết hợp năng lượng tái tạo với sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, du lịch; tạo điều kiện để các tổ chức khoa học công nghệ thực hiện chuyển giao kiến thức, hỗ trợ các sáng kiến cộng đồng tham gia vào quá trình chuyển dịch năng lượng và ứng phó với BĐKH ở ĐBSCL.
Vai tro cua to chuc xa hoi-nghe nghiep, khoa hoc va cong nghe trong viec phat trien ben vung DBSCL-Hinh-4
Ông Đào Trọng Tứ - Đại diện Mạng lưới sông ngòi Việt Nam phát biểu. 
Các đại biểu hy vọng, với niềm tự hào về truyền thống hào hùng và những thành tựu vĩ đại của công cuộc đấu tranh cách mạng và xây dựng đất nước trong thời gian qua, chúng ta tin tưởng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ vượt qua thách thức, tân dụng thời cơ để tiến lên cùng Đất nước và Thời đại!
PV

>> xem thêm

Bình luận(0)