Thủy điện Rào Trăng 3 do Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Trường Sơn làm chủ đầu tư và được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp phép đầu tư tháng 11/2008. Dự án được xây dựng trên sông Rào Trăng (nhánh cấp I của sông Bồ), thuộc địa bàn xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là nhà máy thủy điện thứ 13 tại Thừa Thiên Huế được cấp phép đầu tư xây dựng. Dự án có công suất lắp máy 11 MW, tổng nguồn vốn đầu tư 290 tỷ đồng.
|
Công trường thủy điện Rào Trăng 3 trước khi bị sạt lở. Ảnh Báo Thừa Thiên Huế |
Diện tích đất dự kiến sử dụng là 11,1 ha; trong đó diện tích khu vực lòng hồ là 8,8 ha, còn lại là khu vực nhà máy, tuyến áp lực, tuyến năng lượng và công trình phụ trợ. Đến nay, Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 đã hoàn tất 90% hạng mục xây dựng.
|
Thủy trường công trình Thủy điện Rào Trăng 3. Ảnh: Người lao động.
|
Chủ đầu tư dự án, Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Trường Sơn được thành lập vào năm 2011, ngành nghề đăng ký kinh doanh bao gồm sản xuất, truyền tải và phân phối điện; Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, điện cao thế, thủy điện;...
Đến năm 2016, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 2631/QĐ-BCT về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch thủy điện nhỏ tỉnh Thừa Thiên Huế đối với dự án thủy điện Rào Trăng 3. Theo Quyết định đã được Bộ Công thương phê duyệt, công trình được xây dựng trên sông Rào Trăng (nhánh cấp I của sông Bồ), thuộc địa bàn xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Dự án có nhiệm vụ chính là phát điện lên lưới điện quốc gia. Sơ đồ khai thác gồm đập chính dâng kết hợp đập tràn xả lũ trên sông Rào Trăng, tuyến năng lượng bờ phải và nhà máy thủy điện kiểu hở xả nước trở lại sông Rào Trăng.
|
Công trường thủy điện Rào Trăng 3. |
Các thông số chính của dự án được điều chỉnh bao gồm, diện tích lưu vực đến tuyến đập Flv = 195,2 km2, mực nước dâng bình thường MNDBT = 158,5 m, mực nước hạ lưu nhỏ nhất MNHLmin = 100 m, công suất lắp máy Nlm = 13 MW và điện lượng trung bình hàng năm E0 = 44,343 triệu kWh.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), các công trình thủy điện đã và đang xây dựng ở Thừa Thiên Huế phần lớn là các công trình đập lớn với hồ chứa có dung tích chứa nước từ hàng chục triệu đến hàng trăm triệu m3, khi xây dựng đập thường làm ngập một diện tích đất đai lớn trong khu vực lòng hồ, đồng thời trong quá trình vận hành, khai thác cũng gây tác động tới tài nguyên và môi trường trong lưu vực sông.
Từ năm 2011, Bộ TN&MT đã cảnh báo về những bất cập trong xây dựng và vận hành các nhà máy thủy điện ở Thừa Thiên Huế.
Chẳng hạn như sự thay đổi chế độ dòng chảy hạ lưu các tuyến đập làm tốc độ bồi lắng trên sông Hương và các chi lưu như sông Đông Ba, Như Ý, La Ỷ... diễn ra nhanh, mạnh, làm hẹp diện tích thoát nước của các sông ngòi, tăng tình trạng ngập úng trong mùa lũ lụt, gây ô nhiễm nguồn nước trong mùa khô hạn.
Đối với môi trường tự nhiên, các nhà khoa học cho rằng cần xem xét đánh giá kỹ lưỡng tác động của một số dự án trong quy hoạch thủy điện nhỏ, như dự án thủy điệm cụm Rào La, Rào Trăng 3, Rào Trăng 4 do ảnh hưởng đến khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền; nghiên cứu điều chỉnh giảm mức nước trước lũ ở các hồ chứa, tăng dung tích phòng lũ của các công trình hồ chứa thủy điện...
Đêm 12/10, đoàn cán bộ, chiến sĩ Quân khu 4 gồm 21 người gặp khó khăn khi tiếp cận hiện trường vụ sạt lở công trình thủy điện Rào Trăng 3 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) để giải cứu các công nhân mắc kẹt nên đoàn cứu hộ phải tạm nghỉ ở Trạm kiểm lâm số 7.
Trong đêm, trời mưa to nên một khối lượng đất, đá từ quả đồi sạt lở xuống lán tạm mà đoàn công tác đang nghỉ. Đến sáng 15/10, Ban chỉ huy tiền phương (đóng tại Thừa Thiên - Huế) vẫn đang tìm kiếm 13 người còn lại đang mất liên lạc, trong đó có Phó tư lệnh Quân khu 4.
>>> Xem thêm video: Khẩn trương cứu hộ, cứu nạn tại thủy điện Rào Trăng 3