Chiều ngày 14/10, Thiếu tướng Phạm Trường Sơn, Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân, đã hội ý nhanh với tổ bay của Sư đoàn 372 để thống nhất phương án bay vào hiện trường thủy điện Rào Trăng 3.Thời tiết ở Thừa Thiên - Huế nắng, ít gió nên theo nhận định của lãnh đạo đơn vị có thể thực hiện chuyến trinh sát thứ hai vào chiều 14/10. Hàng chục cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 372 sẵn sàng nhận lệnh.Thiếu tướng Sơn cho biết, Bộ Quốc phòng yêu cầu lực lượng không quân chuẩn bị 2 máy bay CASA C-295, 9 trực thăng (trong đó có 3 chiếc dự bị) để thực hiện cứu hộ, cứu nạn. Ngoài ra, lực lượng không quân cũng chuẩn bị tiếp nhận 2 trực thăng Mi-171E cất cánh từ Cần Thơ và Tân Sơn Nhất (TP.HCM) ra Đà Nẵng, sau đó hạ cánh ở sân bay Phú Bài để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ. (Ảnh TienPhong)Trong ngày 14/10, Lữ đoàn công binh 414 (Quân khu 4) được tăng cường lực lượng đưa xuống khu vực hiện trường công trình thủy điện Rào Trăng 3. (Ảnh Zing)Các chiến sĩ được tăng cường vào hiện trường mang theo áo phao để bơi qua những đoạn ngầm, nước chảy xiết. (Ảnh Zing)Xe bọc thép được huy động cho công tác cứu nạn.Chính phủ, Bộ Quốc phòng và địa phương đang dồn toàn lực để cứu nạn kịp thời các nạn nhân đang mắc kẹt.Trong sáng 14/10, 2 chiếc trực thăng của Sư đoàn 372 đã bay vào thủy điện Rào Trăng 3 để thị sát địa hình và thả hàng cứu trợ. (Ảnh TienPhong)Xe cứu hộ cứu nạn của BQP túc trực 24/24 để làm nhiệm vụ. (Ảnh Zing)Bộ đội thông tin lắp đặt thiết bị liên lạc với các lực lượng tham gia ứng cứu. (Ảnh Zing)Theo cập nhật mới nhất vào chiều 14/10, lực lượng cứu hộ đã tiếp cận được thủy điện Rào Trăng 3 và thủy điện Rào Trăng 4. Đồng thời tìm thấy 19 công nhân bị thương nhẹ và một người chết. Người xấu số đầu tiên được tìm thấy tên là Nghĩa, người Thanh Hóa, công nhân lái máy cẩu tháp của Thủy điện Rào Trăng 3.Hiện các đơn vị cứu nạn vẫn đang nỗ lực tìm kiếm 13 người mất tích, trong đó có Phó tư lệnh quân khu 4, 1 Chủ tịch huyện và các cán bộ, chiến sĩ khác.Video: Tiếp cận hiện trường sạt lở thủy điện
Chiều ngày 14/10, Thiếu tướng Phạm Trường Sơn, Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân, đã hội ý nhanh với tổ bay của Sư đoàn 372 để thống nhất phương án bay vào hiện trường thủy điện Rào Trăng 3.
Thời tiết ở Thừa Thiên - Huế nắng, ít gió nên theo nhận định của lãnh đạo đơn vị có thể thực hiện chuyến trinh sát thứ hai vào chiều 14/10. Hàng chục cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 372 sẵn sàng nhận lệnh.
Thiếu tướng Sơn cho biết, Bộ Quốc phòng yêu cầu lực lượng không quân chuẩn bị 2 máy bay CASA C-295, 9 trực thăng (trong đó có 3 chiếc dự bị) để thực hiện cứu hộ, cứu nạn. Ngoài ra, lực lượng không quân cũng chuẩn bị tiếp nhận 2 trực thăng Mi-171E cất cánh từ Cần Thơ và Tân Sơn Nhất (TP.HCM) ra Đà Nẵng, sau đó hạ cánh ở sân bay Phú Bài để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ. (Ảnh TienPhong)
Trong ngày 14/10, Lữ đoàn công binh 414 (Quân khu 4) được tăng cường lực lượng đưa xuống khu vực hiện trường công trình thủy điện Rào Trăng 3. (Ảnh Zing)
Các chiến sĩ được tăng cường vào hiện trường mang theo áo phao để bơi qua những đoạn ngầm, nước chảy xiết. (Ảnh Zing)
Xe bọc thép được huy động cho công tác cứu nạn.
Chính phủ, Bộ Quốc phòng và địa phương đang dồn toàn lực để cứu nạn kịp thời các nạn nhân đang mắc kẹt.
Trong sáng 14/10, 2 chiếc trực thăng của Sư đoàn 372 đã bay vào thủy điện Rào Trăng 3 để thị sát địa hình và thả hàng cứu trợ. (Ảnh TienPhong)
Xe cứu hộ cứu nạn của BQP túc trực 24/24 để làm nhiệm vụ. (Ảnh Zing)
Bộ đội thông tin lắp đặt thiết bị liên lạc với các lực lượng tham gia ứng cứu. (Ảnh Zing)
Theo cập nhật mới nhất vào chiều 14/10, lực lượng cứu hộ đã tiếp cận được thủy điện Rào Trăng 3 và thủy điện Rào Trăng 4. Đồng thời tìm thấy 19 công nhân bị thương nhẹ và một người chết. Người xấu số đầu tiên được tìm thấy tên là Nghĩa, người Thanh Hóa, công nhân lái máy cẩu tháp của Thủy điện Rào Trăng 3.
Hiện các đơn vị cứu nạn vẫn đang nỗ lực tìm kiếm 13 người mất tích, trong đó có Phó tư lệnh quân khu 4, 1 Chủ tịch huyện và các cán bộ, chiến sĩ khác.
Video: Tiếp cận hiện trường sạt lở thủy điện