Theo đó, nói về dự án nước mặt sông Đuống, Shark Liên bà Liên từng tuyên bố: "Đây là công nghệ mới nhất của thế giới, cho tiêu chuẩn nước châu Âu uống trực tiếp tại vòi. Bộ phận quan trọng của một nhà máy nước là đường ống, với nhà máy nước mặt sông Đuống thì đường ống được mua từ nhiều nguồn gồm Việt Nam, Thái Lan và có cả của Trung Quốc. Mỗi địa hình, vùng đất sẽ quyết định dùng ống nhựa hay ống gang. Đây là hạng mục ngốn vốn nhất chiếm tới 60% vốn huy động".
Về mức giá bán ra cho người tiêu dùng, nữ doanh nhân chia sẻ, sau khi đi vào vận hành toàn bộ giai đoạn 1 vào đầu tháng 9, giá tạm tính nước sinh hoạt của nhà máy là 10.246 đồng/m3 nhưng đây vẫn chưa phải con số cuối cùng. Hiện tại, nhà máy đang cung cấp nước với giá 7.700 đồng/m3 nước cho giai đoạn 1A. Tuy nhiên, đó là giá tạm tính của TP Hà Nội. Khi Kiểm toán Nhà nước vào kiểm toán sẽ định ra một mức giá hợp lý cuối cùng.
|
Dự án Nhà máy Nước mặt Sông Đuống.
|
Bà Liên cho rằng: "Với mức đầu tư như vậy thì giá nước phải đi cùng với giá đầu tư. Điều đáng nói, chúng tôi đang bị so sánh với giá nước ngầm. Điều này là bất công. Thực sự với giá nước này doanh nghiệp còn đăng rất trăn trở, phải gồng mình vì vẫn phải đi vay lớn. Thậm chí chúng tôi vẫn đang lỗ với mức giá tạm tính 7.700 đồng. Nhưng chúng tôi vẫn đang chịu đựng được".
Bà Liên khẳng định: "Với năng lực, kỹ thuật và kinh nghiệm hiện tại, Nhà máy Nước mặt sông Đuống đã làm chủ được Công nghệ, cơ sở hạ tầng và khoảng không cần thiết cho các giai đoạn tiếp theo, chúng tôi khẳng định nếu UBND TP Hà Nội và các tỉnh khác đặt hàng, cứ mỗi 12 tháng, chúng tôi có thể cung cấp thêm 150.000m3 nước sinh hoạt sạch mỗi ngày đêm, để tiếp tục lan tỏa nguồn sống, giá trị nhân văn cho cộng đồng".
|
Shark Liên Chủ tịch HĐQT Công ty nước mặt Sông Đuống. (Ảnh: Người tiêu dùng). |
Còn theo ông Phạm Mạnh Hùng - Phó tổng Giám đốc Kỹ thuật công nghệ Công ty cổ phần nước mặt sông Đuống, Nhà máy nước mặt sông Đuống sử dụng nguồn nước mặt từ sông này. Việc lựa chọn địa điểm xây dựng, lấy nguồn nước sông Đuống để xử lý cung cấp cho người dân thủ đô đã được nghiên cứu, phân tích kỹ qua các số lần lấy mẫu, quan trắc chất lượng nước, biến đổi dòng nước trong gần 200 năm trở lại đây của Cục Khí tượng và Thủy Văn và Bộ Tài nguyên Môi trường.
Ông Phạm Mạnh Hùng cũng cho biết trong quá trình thực hiện Dự án, đơn vị tư vấn cũng nhiều lần lấy mẫu, xét nghiệm, các chỉ tiêu nguồn nước sông Đuống đều đạt giá trị giới hạn A1 đủ điều kiện để dùng cho mục đích sinh hoạt theo tiêu chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND Thành phố Hà Nội cũng có biện pháp để bảo vệ nguồn nước mặt sông Đuống vì đây là nguồn tài nguyên quý giá, lựa chọn thay thế cho nguồn nước ngầm ngày một ô nhiễm, suy thoái về trữ lượng.
Tuy nhiên, một chuyên gia về công nghệ nước và môi trường lại cho rằng về độ an toàn chất lượng nước cần phải được xem xét kỹ. Bởi lẽ nước sông Hồng nhiều đoạn bị ô nhiễm nặng từ thượng lưu chảy xuống, khiến nước có màu đỏ rực. Kết quả khảo sát lấy mẫu phân tích chất lượng nước sông Hồng và sông Đuống do Sở TNMT lập cho thấy, trên tổng số chiều dài 127km sông Hồng chạy qua địa phận Hà Nội thì có nhiều đoạn nước sông Hồng, sông Đuống đã bị ô nhiễm nặng.
>>> Xem thêm video: Nhà máy Nước mặt Sông Đuống Doanh nghiệp và Trách nhiệm Xã hội