Nữ Trưởng phòng Đắk Lắk mượn bằng tiến thân: Chị gái “đồng phạm”... có bị xử lý?

Google News

(Kiến Thức) - Vụ việc nữ Trưởng phòng Đắk Lắk mượn bằng của chị gái để tiến thân, dư luận đã đặt ra câu hỏi liệu rằng chị gái của nữ Trưởng phòng này có bị xử lý?

Lên quan tới vụ việc bà Trần Thị Ngọc Thảo nữ Trưởng phòng Quản trị (Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk) dùng bằng cấp 3 của chị gái tên Trần Thị Ngọc Ái Sa để thăng tiến.
Mới đây, ông Lê Văn Tiến, Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng, cho biết bà Trần Thị Ngọc Ái Sa chị gái của bà Thảo hiện là nữ hộ sinh của khoa sản. Theo ông Tiến, nữ hộ sinh này đã có giải trình gửi ban giám đốc về việc em gái mình mượn bằng cấp 3 để học tập, làm việc tại Văn phòng Tỉnh ủy tại Đắk Lắk.
Nu Truong phong Dak Lak muon bang tien than: Chi gai “dong pham”... co bi xu ly?
Nữ Trưởng phòng Đắk Lắk mượn bằng của chị để tiến thân.
Ông Tiến cho biết thêm: “Trong bản tường trình của bà Ái Sa, người này chỉ có em gái tên Trần Thị Ngọc Thêm (sinh năm 1975), chứ không hề có ai tên Trần Thị Ngọc Thảo. Nữ hộ sinh cũng cho biết không cho em gái mượn bằng tốt nghiệp của mình. Từ trước đến nay, toàn bộ giấy tờ quan trọng của bản thân, bà đều để ở nhà mẹ đẻ”.
Mặc dù tường trình của bà Ái Sa khẳng định không cho em gái mượn bằng. Tuy nhiên, dư luận vẫn băn khoăn và đặt câu hỏi: Trong trường hợp bà Ái Sa cho em gái mượn bằng để thăng tiến thì có vi phạm pháp luật không? nếu vi phạm sẽ bị xử lý thế nào? 
Trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp – Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết, trong vụ việc này cơ quan chức năng sẽ làm rõ bằng cấp 3 mà người này sử dụng là của ai, ai là người giúp sức, tiếp tay cho người này thực hiện hành vi vi phạm?
Cơ quan chức năng sẽ làm rõ hồ sơ dùng để tuyển dụng công chức của người phụ nữ này có bị tẩy sửa, giả mạo tài liệu, con dấu của cơ quan, tổ chức hay không?
Nu Truong phong Dak Lak muon bang tien than: Chi gai “dong pham”... co bi xu ly?-Hinh-2
 Luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp – Đoàn Luật sư Hà Nội).
Nếu có hành vi sửa, giả mạo tài liệu, con dấu của cơ quan, tổ chức thì hành vi này có dấu hiệu tội phạm, những người giúp sức, xúi giục, thực hiện hành vi làm giả và sử dụng tài liệu giả đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, vụ việc cũng đã xảy ra nhiều năm bởi vậy cũng cần xem xét thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Nếu còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì mới xử lý hình sự về hành vi này.
Luật sư Cường cho hay, ngoài hồ sơ tuyển dụng ban đầu thì trong quá trình học tập, làm việc người phụ nữ này cũng sử dụng nhiều loại giấy tờ, bằng cấp, chứng chỉ để được thăng tiến. Bởi vậy, cơ quan chức năng cũng sẽ làm rõ những bằng cấp, chứng chỉ, giấy tờ, tài liệu sau này có phải là tài liệu giả hay không, nếu là tài liệu giả và còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người phụ nữ này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo quy định tại khoản 2, điều 27 bộ luật hình sự thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính như sau:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Như vậy, trong quá trình xác minh vụ nữ Trưởng phòng Đắk Lắk mượn bằng tiến thân nếu có căn cứ cho thấy hành vi có dấu hiệu cấu thành tội phạm nhưng còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì mới bị xử lý hình sự theo quy định pháp luật.
Năm 1999, bà Trần Thị Ngọc Thảo dùng bằng cấp 3 có tên Trần Thị Ngọc Ái Sa để xin vào làm tại Công ty xuất nhập khẩu 2/9 (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk). Sau đó, bà Thảo dùng bằng cấp 3 này tiếp tục học Trung cấp Kế toán.
Từ năm 2005 đến 2009, bà Thảo làm kế toán tại Nhà khách Tỉnh ủy Đắk Lắk. Quá trình làm việc tại nhà khách, bà Thảo học đại học từ xa (thuộc Đại học Đà Nẵng) và lấy bằng cử nhân kế toán. Năm 2007, bà Thảo được bổ nhiệm làm Kế toán trưởng Nhà khách Tỉnh ủy Đắk Lắk.
Đến tháng 10/2009, bà được điều động về làm kế toán tại Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk. Đến năm 2015, bà Thảo được bổ nhiệm làm Phó phòng Quản trị, rồi sau đó là Trưởng phòng.
Mới đây, nữ Trưởng phòng Quản trị Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk bị một người làm đơn tố cáo sử dụng bằng cấp không đúng. Làm việc với cơ quan chức năng, bà Thảo thừa nhận dùng bằng cấp 3 của chị gái để xin việc và đi học.
>>> Xem thêm video: Sẽ khai trừ Đảng, thôi việc nữ trưởng phòng mượn bằng chị gái để thăng tiến
Nguồn: Đài Truyền Hình Đồng Nai.
Gia Đạt

>> xem thêm

Bình luận(0)