1. Phó cục trưởng Hải quan TP HCM dùng bằng không hợp pháp: Ngày 16/8, ông Phạm Quốc Hùng (56 tuổi, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó cục trưởng Hải quan TP HCM) bị Ủy ban Kiểm tra Thành ủy kỷ luật bằng hình thức khiển trách vì sử dụng bằng thạc sĩ không hợp pháp khi thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và quản lý hồ sơ công chức.Trước đó vào ngày 17/6, ông Hùng đã bị Tổng Cục Hải quan kỷ luật bằng hình thức khiển trách theo Thông tư 11/2012 của Bộ Nội vụ - quy định về chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ công chức.Ông Hùng giữ chức Phó cục trưởng Hải quan TP HCM từ tháng 3/2013, được phân công trực tiếp chỉ đạo công tác chống buôn lậu và xử lý vi phạm, phụ trách Đội Kiểm soát hải quan, Phòng xử lý vi phạm. Trước đó, ông Hùng là Trưởng phòng Tổ chức cán bộ cơ quan này. 2. 14 cán bộ dùng bằng giả ở Quảng Trị: Tháng 6/2019, Huyện ủy Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) đã làm rõ 14 cán bộ sử dụng bằng THPT giả, đang xem xét xử lý kỷ luật. Trong số đó, có 6 người thuộc diện UBND huyện và Ban Thường vụ Huyện ủy Hướng Hóa quản lý, 8 người thuộc quản lý của Đảng ủy các xã và các cơ quan ngành dọc.Cụ thể, UBND huyện Hướng Hóa thuyên giảm biên chế 3/4 người dùng bằng giả. Đảng ủy các xã không tiếp tục cơ cấu nhân sự vào đại hội nhiệm kỳ mới 4/8 người dùng bằng giả (đồng nghĩa với nghỉ việc). Những trường hợp khác đang bị xem xét xử lý cùng hành vi dùng bằng giả.Trước đó, nhiều cán bộ các xã tại huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) bị một phụ nữ lừa nộp số tiền hơn 10 triệu đồng/người để mua giúp bằng THPT. Tuy nhiên, tấm bằng họ nhận được sau đó là bằng giả. Tháng 11/2017, Công an tỉnh Quảng Trị kết thúc quá trình điều tra. Các đối tượng trong đường dây mua bán bằng giả bị đưa ra xét xử. 3. Cán bộ xã dùng bằng giả ở Hà Tĩnh: Ngày 23/5/2019, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Cẩm Xuyên (tỉnh Hà Tĩnh) đã có kết luận: ông Đặng Trọng Thạch, Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Dương và ông Chu Trọng Hòa, Trưởng công an xã đã sử dụng bằng tốt nghiệp THPT của người thân rồi sửa tên, làm hồ sơ đi học cử nhân luật.Ngoài ra, ông Phan Ngọc Dượng, Chủ tịch Hội cựu chiến binh và bà Chu Thị Hiền, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cũng sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả, rồi kê khai lý lịch, lập hồ sơ đi học lớp Trung cấp lý luận Chính trị, Đại học Luật. (Ảnh chụp Google maps xã Cẩm Dương, Hà Tĩnh) 4. Cán bộ lĩnh án vì dùng bằng giả ở Hà Nam: Ngày 21/3/2019, TAND tỉnh Hà Nam xét xử sơ thẩm hình sự các bị cáo: Nguyễn Văn Chanh, Nguyễn Bá Hà, Nguyễn Thị Hồng và Trần Thị Hiền (đều trú tại xã Hưng Công, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) về tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức quy định tại Khoản 1 Điều 341 Bộ luật Hình sự.Trong quá trình làm việc, công tác tại UBND xã Hưng Công, huyện Bình Lục, biết mình không có trình độ trung học phổ thông, không đủ điều kiện để xét chuẩn hóa cán bộ, công chức, nhóm đối tượng đã mua bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hệ bổ túc giả từ một người đàn ông không quen biết tại khu vực Trung tâm giáo dục thường xuyên Trần Phú, tỉnh Nam Định để đưa vào hồ sơ cá nhân nhằm lừa dối cơ quan nhà nước nơi các bị cáo đang công tác.Căn cứ vào quá trình tranh tụng công khai tại phiên tòa, tài liệu, chứng cứ có trong vụ án, HĐXX tuyên phạt 4 bị cáo mức án 6 tháng cải tạo không giam giữ về tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức 5. Trưởng Phòng GDĐT chưa tốt nghiệp lớp 12: Tháng 5/2019, chi bộ Phòng GD-ĐT huyện Phú Tân (Cà Mau) có quyết định kỷ luật khiển trách đối với ông Nguyễn Văn Dũng, trưởng phòng này. Ông Dũng đã học xong chương trình lớp 12 nhưng chưa tốt nghiệp THPT. Ông đã kê khai không đúng và sử dụng bằng tốt nghiệp THPT không hợp lệ.Đồng thời, ông Dũng sử dụng bằng tốt nghiệp THPT không hợp lệ để lập hồ sơ dự thi tuyển, xét tuyển, học tập nâng cao trình độ văn hóa, nghiệp vụ, thi chuyển ngạch, nâng bậc. Hiện ông Dũng có bằng cử nhân tiểu học, cao cấp chính trị. 6. Phó Chủ tịch HĐND xã bị cách chức vì dùng bằng không hợp pháp: Năm 2018, Huyện ủy Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa) đã cách chức Đảng ủy viên với ông Nguyễn Hữu Huấn, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy - Phó Chủ tịch HĐND xã Nga Lĩnh. Từ năm 1993, ông Huấn đã sử dụng bằng tốt nghiệp bổ túc trung học không hợp pháp để kê khai trong hồ sơ lý lịch Đảng, hồ sơ cán bộ và hồ sơ cá nhân để làm điều kiện tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, để được bổ nhiệm, bầu cử vào chức danh trong Đảng, HĐND và UBND xã Nga Lĩnh.Ở một diễn biến khác, cũng liên quan đến việc sử dụng bằng cấp, huyện Nga Sơn cũng đã ra quyết định cách chức Phó chủ tịch UBND xã Nga Tân đối với ông Bùi Trọng Lĩnh vì sử dụng bằng không hợp pháp. Hồ sơ cấp bằng tốt nghiệp lưu tại Sở GDĐT tỉnh không có tên ông Bùi Trọng Lĩnh. Danh sách công nhận tốt nghiệp tại kỳ thi tốt nghiệp PTTH ngày 6/6/1989, Hội đồng thi Ba Đình, Nga Sơn cũng không có tên người này. 7. Phó Chủ tịch HĐND thị trấn bị cách mọi chức vụ trong Đảng: Tháng 6/2018, Huyện ủy Chư Pưh (Gia Lai) vừa ký quyết định thi hành kỷ luật đối với Đảng ủy viên Nguyễn Thanh Đông (Phó Chủ tịch HĐND thị trấn Nhơn Hòa) bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng. Trước đó, người dân gửi đơn thư đến Trường Chính trị tỉnh Gia Lai nhằm xác minh việc ông Nguyễn Thanh Đông có dấu hiệu sử dụng bằng THPT hệ bổ túc giả để được học chính trị. Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai xác minh đã không cấp bằng tốt nghiệp THPT hệ bổ túc cho học viên Nguyễn Thanh Đông.
1. Phó cục trưởng Hải quan TP HCM dùng bằng không hợp pháp: Ngày 16/8, ông Phạm Quốc Hùng (56 tuổi, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó cục trưởng Hải quan TP HCM) bị Ủy ban Kiểm tra Thành ủy kỷ luật bằng hình thức khiển trách vì sử dụng bằng thạc sĩ không hợp pháp khi thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và quản lý hồ sơ công chức.
Trước đó vào ngày 17/6, ông Hùng đã bị Tổng Cục Hải quan kỷ luật bằng hình thức khiển trách theo Thông tư 11/2012 của Bộ Nội vụ - quy định về chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ công chức.
Ông Hùng giữ chức Phó cục trưởng Hải quan TP HCM từ tháng 3/2013, được phân công trực tiếp chỉ đạo công tác chống buôn lậu và xử lý vi phạm, phụ trách Đội Kiểm soát hải quan, Phòng xử lý vi phạm. Trước đó, ông Hùng là Trưởng phòng Tổ chức cán bộ cơ quan này.
2. 14 cán bộ dùng bằng giả ở Quảng Trị: Tháng 6/2019, Huyện ủy Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) đã làm rõ 14 cán bộ sử dụng bằng THPT giả, đang xem xét xử lý kỷ luật. Trong số đó, có 6 người thuộc diện UBND huyện và Ban Thường vụ Huyện ủy Hướng Hóa quản lý, 8 người thuộc quản lý của Đảng ủy các xã và các cơ quan ngành dọc.
Cụ thể, UBND huyện Hướng Hóa thuyên giảm biên chế 3/4 người dùng bằng giả. Đảng ủy các xã không tiếp tục cơ cấu nhân sự vào đại hội nhiệm kỳ mới 4/8 người dùng bằng giả (đồng nghĩa với nghỉ việc). Những trường hợp khác đang bị xem xét xử lý cùng hành vi dùng bằng giả.
Trước đó, nhiều cán bộ các xã tại huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) bị một phụ nữ lừa nộp số tiền hơn 10 triệu đồng/người để mua giúp bằng THPT. Tuy nhiên, tấm bằng họ nhận được sau đó là bằng giả. Tháng 11/2017, Công an tỉnh Quảng Trị kết thúc quá trình điều tra. Các đối tượng trong đường dây mua bán bằng giả bị đưa ra xét xử.
3. Cán bộ xã dùng bằng giả ở Hà Tĩnh: Ngày 23/5/2019, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Cẩm Xuyên (tỉnh Hà Tĩnh) đã có kết luận: ông Đặng Trọng Thạch, Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Dương và ông Chu Trọng Hòa, Trưởng công an xã đã sử dụng bằng tốt nghiệp THPT của người thân rồi sửa tên, làm hồ sơ đi học cử nhân luật.
Ngoài ra, ông Phan Ngọc Dượng, Chủ tịch Hội cựu chiến binh và bà Chu Thị Hiền, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cũng sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả, rồi kê khai lý lịch, lập hồ sơ đi học lớp Trung cấp lý luận Chính trị, Đại học Luật. (Ảnh chụp Google maps xã Cẩm Dương, Hà Tĩnh)
4. Cán bộ lĩnh án vì dùng bằng giả ở Hà Nam: Ngày 21/3/2019, TAND tỉnh Hà Nam xét xử sơ thẩm hình sự các bị cáo: Nguyễn Văn Chanh, Nguyễn Bá Hà, Nguyễn Thị Hồng và Trần Thị Hiền (đều trú tại xã Hưng Công, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) về tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức quy định tại Khoản 1 Điều 341 Bộ luật Hình sự.
Trong quá trình làm việc, công tác tại UBND xã Hưng Công, huyện Bình Lục, biết mình không có trình độ trung học phổ thông, không đủ điều kiện để xét chuẩn hóa cán bộ, công chức, nhóm đối tượng đã mua bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hệ bổ túc giả từ một người đàn ông không quen biết tại khu vực Trung tâm giáo dục thường xuyên Trần Phú, tỉnh Nam Định để đưa vào hồ sơ cá nhân nhằm lừa dối cơ quan nhà nước nơi các bị cáo đang công tác.
Căn cứ vào quá trình tranh tụng công khai tại phiên tòa, tài liệu, chứng cứ có trong vụ án, HĐXX tuyên phạt 4 bị cáo mức án 6 tháng cải tạo không giam giữ về tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
5. Trưởng Phòng GDĐT chưa tốt nghiệp lớp 12: Tháng 5/2019, chi bộ Phòng GD-ĐT huyện Phú Tân (Cà Mau) có quyết định kỷ luật khiển trách đối với ông Nguyễn Văn Dũng, trưởng phòng này. Ông Dũng đã học xong chương trình lớp 12 nhưng chưa tốt nghiệp THPT. Ông đã kê khai không đúng và sử dụng bằng tốt nghiệp THPT không hợp lệ.
Đồng thời, ông Dũng sử dụng bằng tốt nghiệp THPT không hợp lệ để lập hồ sơ dự thi tuyển, xét tuyển, học tập nâng cao trình độ văn hóa, nghiệp vụ, thi chuyển ngạch, nâng bậc. Hiện ông Dũng có bằng cử nhân tiểu học, cao cấp chính trị.
6. Phó Chủ tịch HĐND xã bị cách chức vì dùng bằng không hợp pháp: Năm 2018, Huyện ủy Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa) đã cách chức Đảng ủy viên với ông Nguyễn Hữu Huấn, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy - Phó Chủ tịch HĐND xã Nga Lĩnh. Từ năm 1993, ông Huấn đã sử dụng bằng tốt nghiệp bổ túc trung học không hợp pháp để kê khai trong hồ sơ lý lịch Đảng, hồ sơ cán bộ và hồ sơ cá nhân để làm điều kiện tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, để được bổ nhiệm, bầu cử vào chức danh trong Đảng, HĐND và UBND xã Nga Lĩnh.
Ở một diễn biến khác, cũng liên quan đến việc sử dụng bằng cấp, huyện Nga Sơn cũng đã ra quyết định cách chức Phó chủ tịch UBND xã Nga Tân đối với ông Bùi Trọng Lĩnh vì sử dụng bằng không hợp pháp. Hồ sơ cấp bằng tốt nghiệp lưu tại Sở GDĐT tỉnh không có tên ông Bùi Trọng Lĩnh. Danh sách công nhận tốt nghiệp tại kỳ thi tốt nghiệp PTTH ngày 6/6/1989, Hội đồng thi Ba Đình, Nga Sơn cũng không có tên người này.
7. Phó Chủ tịch HĐND thị trấn bị cách mọi chức vụ trong Đảng: Tháng 6/2018, Huyện ủy Chư Pưh (Gia Lai) vừa ký quyết định thi hành kỷ luật đối với Đảng ủy viên Nguyễn Thanh Đông (Phó Chủ tịch HĐND thị trấn Nhơn Hòa) bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng. Trước đó, người dân gửi đơn thư đến Trường Chính trị tỉnh Gia Lai nhằm xác minh việc ông Nguyễn Thanh Đông có dấu hiệu sử dụng bằng THPT hệ bổ túc giả để được học chính trị. Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai xác minh đã không cấp bằng tốt nghiệp THPT hệ bổ túc cho học viên Nguyễn Thanh Đông.