Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô bị bắt: Xử lý người "mua" bằng thế nào?

Google News

(Kiến Thức) - Sau khi Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô Dương Văn Hòa bị bắt vì cấp khống nhiều văn bằng, dư luận đặt ra câu hỏi: Vậy những người đã "mua" bằng sẽ bị xử lý như thế nào? 

Ngày 30/7, cơ quan chức năng đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc về tội “Giả mạo trong công tác” đối với Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô Dương Văn Hòa (SN 1983, trú tại Khu đô thị Thanh Hà Cienco 5, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội) và 3 bị can khác. 
Hieu truong truong Dai hoc Dong Do bi bat: Xu ly nguoi
Bị can Dương Văn Hoà.
Theo tài liệu của cơ quan chức năng, Hiệu trường trường Đại học Đông Đô và một số cán bộ đã có dấu hiệu thông đồng, móc ngoặc với các trung tâm đào tạo ngắn hạn ở bên ngoài, thu thập hồ sơ của những người có nhu cầu tuyển sinh đào tạo, cấp văn bằng 2 cử nhân ngành ngôn ngữ Anh, hệ chính quy để thu tiền.
Sau khi Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô (Hà Nội)  bị bắt vì cấp khống nhiều văn bằng, dư luận đặt ra câu hỏi: Vậy những người đã "mua" bằng sẽ bị xử lý như thế nào? 
Trao đổi với PV, luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, với những bằng cấp đã cấp trái quy định này thì sẽ bị thu hồi, hủy bỏ theo quy định pháp luật. Việc cấp bằng đại học mà không thực hiện thủ tục tuyển sinh, không đào tạo như vậy là hành vi được xác định là “làm, cấp giấy tờ giả”, đó là căn cứ để buộc tội các bị can trong vụ án này, đồng thời cũng là cơ sở để xác định những bằng cấp này là không có giá trị pháp lý và sẽ bị thu hồi, hủy bỏ theo quy định pháp luật.
Hieu truong truong Dai hoc Dong Do bi bat: Xu ly nguoi
 Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư Hà Nội.
Hành vi “làm, cấp giả giấy tờ”, được xác định là cấp giấy tờ, bằng cấp không đúng thẩm quyền hoặc không đúng trình tự, thủ tục, gây ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, ảnh hưởng đến việc quản lý chất lượng giáo dục đào tạo, ảnh hưởng tới việc quản lý nguồn nhân lực, gây hệ lụy xấu cho xã hội, bởi vậy hành vi này được xác định là nguy hiểm cho xã hội, là căn cứ để buộc tội các bị can.
Cũng theo ông Cường, về hình phạt mà các đối tượng này phải đối mặt sẽ rất nghiêm khắc, có thể lên đến 20 năm tù. Mức hình phạt dành cho các bị can này sẽ phụ thuộc vào quy mô, số lượng bằng cấp giả đã được phát hành.
Luật sư Cường nói: "Hành vi của các đối tượng này được xác định là “có tổ chức”, “người phạm tội là người có trách nhiệm cấp các giấy tờ tài liệu đó”, bởi vậy các đối tượng này sẽ phải đối mặt với khung hình phạt từ 3 năm đến 10 năm tù theo quy định tại điểm a) điểm b), khoản 2 điều 359 Bộ luật hình sự năm 2015.
Trong quá trình điều tra nếu cơ quan điều tra xác định số bằng cấp giả, tài liệu giả từ 6 đến 10 giấy tờ giả thì Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô cùng các đối tượng có thể đối mặt với mức hình phạt có thể tới 15 năm tù. Trong trường hợp các giấy tờ tài liệu giả từ 11 giấy tờ trở lên thì hình phạt sẽ là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm theo quy định tại khoản 4 của điều luật này.
Một nguyên tắc công bằng trong pháp luật là ai sai phạm đến đâu phải chịu trách nhiệm pháp lý đến đấy, không nên để những hành vi sai phạm của một số cá nhân mà với ảnh hưởng đến cả nhà trường hoặc ảnh hưởng đến hàng trăm học viên đang khắc khoải chờ đợi nhận bằng từ cơ sở đào tạo này."
Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin về vụ Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô "bán" bằng cấp.
>>> Xem thêm video: Mua bằng giả dễ như mua... rau

Nguồn: VOV.



Gia Đạt

>> xem thêm

Bình luận(0)