Người phụ nữ lăng mạ, đòi “hôn CSGT đến chết“…có bị truy cứu TNHS?

Google News

Nếu hành vi khiến hoạt động công vụ không thể thực hiện hoặc xâm phạm nghiêm trọng đến sức khỏe, danh dự... người thi hành công vụ, người phụ nữ này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cơ quan CSĐT Công an huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đang tạm giữ hình sự Nguyễn Thị Ngân ( “Ngân gà”, SN 1979, ở khu phố 1, thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước) và đang phối hợp các đơn vị liên quan củng cố tài liệu, chứng cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
Nguyễn Thị Ngân là nhân vật chính trong các video đang lan truyền trên mạng xã hội khi có nhiều hành vi lăng mạ, xúc phạm, dùng tay đánh CSGT và có dấu hiệu chống người thi hành công vụ”.
Nguoi phu nu lang ma, doi “hon CSGT den chet“…co bi truy cuu TNHS?
Theo nội dung video, bà Ngân lao vào CSGT và nói "chị phải hôn em từ giờ cho đến chết" (Ảnh: Cắt từ clip). 
Tiến sĩ Đặng Văn Cường – Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, hành vi của bà Ngân cho thấy thái độ coi thường pháp luật, cản trở hoạt động công vụ gây bức xúc trong dư luận. Cơ quan chức năng sẽ làm rõ nguyên nhân sự việc, diễn biến hành vi và xác định hậu quả xảy ra để xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo nội dung clip lan truyền trên mạng, cho thấy người phụ nữ này đã bị còng tay và thể hiện thái độ bức xúc, liên tục có những lời nói, hành vi xúc phạm người thi hành công vụ, cản trở hoạt động thi hành công vụ. Hành vi của người phụ nữ thể hiện qua clip sau khi đã bị còng tay là thái độ coi thường pháp luật, coi thường người thi hành công vụ, có hành vi cản trở hoạt động công vụ, chống người thi hành công vụ.
Do đó, trường hợp hành vi khiến hoạt động công vụ không thể thực hiện được hoặc xâm phạm nghiêm trọng đến sức khỏe, danh dự nhân phẩm của người thi hành công vụ hoặc ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, người phụ nữ này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại điều 330 Bộ luật Hình sự.
Trường hợp hành vi cản trở hoạt động công vụ nhưng chưa đến mức nghiêm trọng, chưa đến mức được xác định là nguy hiểm cho xã hội, người phụ nữ này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP với mức xử phạt có thể đến 8000.000 đồng.
Nói về tình huống CSGT còng tay khống chế người phụ nữ, luật sư Cường cho rằng, theo quy định pháp luật, người được giao còng số 8 khi thực hiện nhiệm vụ phải tuân thủ các nguyên tắc) và được sử dụng trong trường hợp sau đây: Ngăn chặn, giải tán biểu tình bất hợp pháp, bạo loạn, gây rối trật tự công cộng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; Ngăn chặn người đang có hành vi đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; Ngăn chặn, giải tán việc gây rối, chống phá, không phục tùng mệnh lệnh của người thi hành công vụ, làm mất an ninh, an toàn trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện ma túy; Phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết theo quy định của pháp luật.
Người được giao sử dụng công cụ hỗ trợ không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại khi việc sử dụng công cụ hỗ trợ đã tuân thủ quy định tại Điều 61 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 và quy định khác của pháp luật có liên quan. Trường hợp sử dụng công cụ hỗ trợ vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, gây thiệt hại rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, lợi dụng hoặc lạm dụng việc sử dụng công cụ hỗ trợ để xâm phạm tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Để đánh giá tính chất của sự việc, xác định hành vi vi phạm pháp luật, xác định việc sử dụng công cụ hỗ trợ có phù hợp hay chưa cần phải xem xét tổng thể nguyên nhân sự việc, diễn biến hành vi của các bên. Đồng thời, đánh giá hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật đã gây ra đối với nạn nhân và với đời xã hội để xác định trách nhiệm pháp lý của các bên liên quan theo quy định của pháp luật. Trường hợp người phụ nữ này cản trở hoạt động thi hành công vụ, có những hành vi có tính chất đe dọa đến sức khỏe của người thi hành công vụ và người khác, việc sử dụng còng tay là phù hợp.
Vụ việc này sẽ là bài học cho những công dân thiếu ý thức chấp hành pháp luật, coi thường người thi hành công vụ, có những hành vi ứng xử không phù hợp với chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục. Với những hành vi cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ, hành vi có những lời nói xúc phạm danh dự nhân phẩm của người thi hành công vụ hoặc đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ đều cần bị xử lý nghiêm minh trước pháp luật để răn đe, phòng ngừa chung cho xã hội và để giáo dục cho người vi phạm có được nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, tôn trọng người thi hành công vụ.
Trước đó, khoảng 11h20 ngày 16/2, tại Km95+100 Quốc lộ 217, Tổ công tác CSGT,TT Công an huyện Bá Thước tuần tra kiểm soát giao thông phát hiện Nguyễn Thị Ngọc Lan (SN 1998, ở khu phố 1, thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước), tỉnh Thanh Hóa điều khiển xe máy có hành vi không đội mũ bảo hiểm. Quá trình lập biên bản, Nguyễn Thị Ngân (là mẹ chồng Lan) đã ) đến xin Tổ công tác không lập biên bản vi phạm hành chính đối với Lan nhưng không được chấp nhận nên Ngân đã có hành vi giật, vò nát biên bản vi phạm hành chính, chửi bới các cán bộ trong Tổ công tác. Ngân liên tiếp chửi bới, dùng tay đánh các CSGT trong Tổ nên đã bị Tổ Công tác khống chế. Sau khi bị khống chế, Ngân vẫn tiếp tục có những hành động dung tục, áp sát, lăng mạ, xúc phạm các đồng chí đang làm nhiệm vụ.
Đáng chú ý, theo video ghi lại, khi cả hai tay đang bị còng, bà Ngân vẫn bám theo các chiến sĩ CSGT trong tổ công tác và liên tục nhoài người, cố ý để "đụng chạm". Bà này văng tục, lăng mạ, thậm chí còn đòi hôn chiến sĩ CSGT và tỏ thái độ cợt nhả. "Chị phải hôn em từ giờ cho đến chết", bà Ngân vừa nói vừa lao người về phía chiến sĩ CSGT. Sau đó bà này tiếp tục hôn thẳng vào mặt khiến một chiến sĩ CSGT phải né tránh.
>>> Mời độc giả xem thêm video Chồng bị bắt thổi nồng độ cồn, vợ lớn tiếng quát CSGT
  
Tâm Đức

>> xem thêm

Bình luận(0)