Ninh Bình tự hào là vùng đất cổ, nơi có những giá trị đặc sắc, nổi trội, riêng có về lịch sử - văn hóa và tự nhiên.
Sau 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, công tác nghiên cứu, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác quản lý, bảo vệ Di sản thế giới Tràng An vẫn còn đặt ra nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có vấn đề quản lý, phát triển thành phố Di sản cố đô sở hữu danh hiệu UNESCO.
|
TS Đặng Việt Dũng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam. |
Theo TS Đặng Việt Dũng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam (thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), hướng đi của Ninh Bình phát triển đô thị di sản, tập trung phát huy các giá trị độc đáo, tiềm năng, lợi thế riêng có, xây dựng kết hợp giữa bảo tồn, phục dựng và phát triển kinh tế di sản, thúc đẩy tăng trưởng xanh là đúng đắn.
Tuy nhiên, với kinh nghiệm quản lý thực tiễn, TS Đặng Việt Dũng nêu ra những khó khăn, thách thức mà Ninh Bình sẽ phải đối diện. Đầu tiên là thiếu khái niệm, định nghĩa về đô thị di sản. Điều này sẽ gây khó cho Ninh Bình trong trình quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch, khi trình quy hoạch phải lấy trọng tâm là gì.
Thứ hai, do thiếu thể chế. Việc là địa phương tiên phong theo hướng phát triển đô thị di sản đòi hỏi sự nỗ lực của cả bộ máy chính quyền Ninh Bình. Tỉnh cần chuẩn bị nguồn lực lớn, bởi bên cạnh bảo tồn di sản, còn rất nhiều lĩnh vực phải đầu tư. Điều đó đòi hỏi nguồn lực lớn.
“Khi xác định phát triển đô thị di sản nhưng mô hình chưa có, đặt ra chất lượng đội ngũ con người làm sao có thể đáp ứng được những nhiệm vụ, kế hoạch, chỉ đạo đặc biệt tham mưu cho lãnh đạo tỉnh trong việc triển khai. Do đó, cần có kế hoạch để đào tạo đội ngũ nhân sự phù hợp nội dung đang dự kiến triển khai”, TS Đặng Việt Dũng nhấn mạnh.
>>> Mời độc giả xem thêm video Rừng vối cổ thụ trong di sản thế giới Tràng An: