Theo PGS.TS Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển Cộng đồng (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), Hà Nội đang thiếu trường công lập; còn trường tư thục, dân lập không thiếu.
|
PGS.TS Bùi Thị An. |
Bàn về biện pháp khắc phục, PGS.TS Bùi Thị An cho rằng, trong việc sửa đổi Luật Thủ đô cần phải ưu tiên phát triển giáo dục, văn hóa. Hà Nội phải đi trước một bước trong lĩnh vực này, tức là phải có quỹ đất ưu tiên cho đầu tư giáo dục, xác định rõ là quốc sách hàng đầu. Cụ thể, Hà Nội phải đảm bảo 2/3 số học sinh khi vượt cấp phải được tham gia trường công lập chất lượng.
Để làm được điều này, Hà Nội phải có cơ chế về tài chính, quỹ đất dành riêng cho giáo dục. Rà soát những dự án, vị trí đất xen kẹt hoặc di dời các trụ sở, hạ tầng khác để xây trường công lập.
"Hiện nay, mâu thuẫn ở Hà Nội là tăng dân số cơ học rất nhanh với hạ tầng xã hội chưa đáp ứng được, trong đó có hạ tầng giáo dục. Do đó, cần cho phép Chủ tịch UBND TP Hà Nội được ‘xé rào’ trong việc quyết định đầu tư, phát triển giáo dục như cơ chế, chính sách, hạ tầng... với sự ưu ái hơn và đặc thù hơn”, PGS.TS Bùi Thị An nhận định.
Bà An phân tích, về giải pháp lâu dài, cho phép Chủ tịch UBND TP vượt trần một số trường hợp. Ví dụ, quỹ đất trước đây chưa được quy hoạch là đất giáo dục nhưng giờ xuất hiện đất xen kẹt thì nên để Chủ tịch UBND TP Hà Nội quyết định thay đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng trường công lập hay như xử lý nghiêm các trường hợp dự án chậm, ưu tiên đầu tư cho đất giáo dục.
>>> Mời độc giả xem thêm video Cựu Thiếu tướng CA Hà Nội và chiếc cặp “ma” chứa 450 USD chạy án: