Ngày 10/9, đoàn đại biểu HĐND TP Hà Nội, lãnh đạo Sở GTVT và một số cơ quan báo chí có chuyến đi thực tế tuyến buýt nhanh BRT (Kim Mã - Yên Nghĩa) và tuyến buýt số 02 (Bác Cổ - BX.Yên Nghĩa).
|
Số lượng hành khách sử dụng buýt nhanh BRT trong 8 tháng.
|
Theo báo cáo của Sở GTVT Hà Nội, sau 8 tháng hoạt động, buýt nhanh BRT đã đạt thành công bước đầu, tỷ lệ chạy đúng giờ đạt gần 99%, thu hút được nhiều đối tượng hành khách như: cán bộ công chức, người cao tuổi, trẻ em.
Lượng hành khách trung bình đạt 13.000 khách/ngày, cao điểm 18.000 khách/ngày. Đã có tới 23% người dân bỏ phương tiện cá nhân để đi buýt nhanh BRT, Sở GTVT cho rằng chất lượng vận tải hành khách công cộng được nâng cao, người dân sẵn sàng bỏ phương tiện cá nhân chuyển sang phương tiện công cộng.
|
Trải nghiệm tuyến buýt nhanh BRT.
|
Từ tháng 8 đến nay, khi học sinh, sinh viên nhập học, lượng hành khách thường xuyên đạt từ 110-120 khách/lượt xe. Bến Kim Mã là điểm đông khách nhất: trên 2.000 lượt khách/ngày.
Tuy nhiên với mặt bằng chung tại Hà Nội, lượng hành khách sử dụng phương tiện công cộng đã sụt giảm đáng kể. Năm 2014 đạt 506 triệu lượt, sang năm 2015 giảm xuống còn 469 triệu lượt, năm 2016 còn 436 triệu lượt và 2017 dự kiến đạt 450 triệu lượt.
|
Trung tâm điều hành buýt nhanh BRT.
|
Lý giải về sự sụt giảm này, Sở GTVT đưa ra 5 nguyên nhân. Do ùn tắc giao thông dẫn tới phá vỡ biểu đồ hoạt động xe buýt, tính đúng giờ không được bảo đảm; lộ trình một số tuyến quá dài; mạng lưới kết nối chưa tốt; việc tiếp cận các điểm dừng chưa tốt, lái xe và nhân viên phục vụ chưa được thân thiện.
Trực tiếp trải nghiệm cả buýt nhanh BRT và buýt thường, ông Phạm Đình Đoàn, đại biểu HĐND TP cho rằng hiện nay hiệu quả sử dụng làn đường dành riêng của buýt nhanh chưa cao nên cần nghiên cứu để cho buýt thường và phương tiện khác chạy vào. Tăng tần suất buýt nhanh vào các khung giờ cao điểm và giảm tần suất ở giờ thường.
|
Các đại biểu trải nghiệm tuyến buýt thường 02 Bác Cổ- BX Yên Nghĩa.
|
Phó chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi cho rằng, giao thông và môi trường là các vấn đề nổi cộm của Hà Nội. Nếu giải quyết được giao thông thì sẽ có giải pháp về môi trường.
Đầu tư BRT là chủ trương đúng, đây chính là “cú hích” nhằm thay đổi nhận thức của mỗi người dân để họ thấy rằng không thể giải quyết bài toán giao thông Hà Nội nếu cứ mỗi người một xe máy, ô tô mà phải chuyển sang sử dụng vận tải công cộng.Hà Nội: