Theo thông tin từ Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông),
mạng xã hội Facebook đang vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam trên 3 lĩnh vực: Quản lý nội dung thông tin; Quảng cáo trên mạng bất hợp pháp và Trách nhiệm thuế với Việt Nam.
Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Phụng - Vụ trưởng Vụ quản lý thuế doanh nghiệp lớn, Tổng cục thuế (Bộ Tài chính) chỉ rõ mạng xã hội Facebook đang thu lợi rất lớn tại Việt Nam, nhưng lại trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế.
|
Ông Nguyễn Văn Phụng - Vụ trưởng Vụ quản lý thuế doanh nghiệp lớn, Tổng cục thuế (Bộ Tài chính). |
Theo quy định, cá nhân kinh doanh phải khai báo và nộp thuế cho nhà nước, nhưng họ thông qua Facebook bán hàng, né được doanh thu.
Nhà nước chỉ thu được thuế những cá nhân bán hàng qua mạng xã hội từ 100 triệu đồng/năm trở lên.
Hơn nữa, việc thu thuế người kinh doanh qua mạng Facebook cũng rất khó khăn. Bởi ngành thuế sẽ không thể vào Facebook của từng người mà thu thuế được vì thiếu bằng chứng, thông tin.
Cá nhân, tổ chức trả tiền quảng cáo cho Facebook thông qua thẻ tín dụng, cơ quan thuế cũng không nắm được.
Như vậy, ngân sách nhà nước mất đi 2 khoản thuế, thuế từ cá nhân kinh doanh trên mạng xã hội và khoản thuế thứ hai là Facebook nhận tiền của cá nhân kinh doanh qua mạng xã hội tại Việt Nam nhưng không bị thuế nhà thầu”.
Ông Nguyễn Văn Phụng nhấn mạnh: “Cá nhân trả tiền cho Facebook, điều đó có nghĩa đất nước chúng ta mất đi một nguồn lực, tức là chi trả cho nước ngoài và người dân sẽ không được hưởng.
Facebook phải có cơ quan đại diện tại Việt Nam. Quản lý anh như thế nào, thông tin cho anh biết luật pháp Việt Nam thế nào được làm gì và không được làm gì, và những nạn nhân của mạng xã hội thông qua Facebook để phản ánh, khiếu nại.
Việt Nam là đất nước có chủ quyền, Facebook phải đăng ký với Việt Nam. Anh vào nước tôi, anh thò tay nhận tiền từ nước tôi thì phải có nghĩa vụ khai báo”.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Phụng, nếu như Facebook khai đủ, ngành thuế sẽ thu đủ thuế giá trị gia tăng nếu quảng cáo là 10%, còn thuế thu nhập doanh nghiệp 20%/thực lãi.