Ngày 12/7, thông tin từ Trạm CSGT Krông Búk (Phòng CSGT Công an tỉnh Đắk Lắk) cho biết, đơn vị đã tiến hành bàn giao đối tượng Trần Cao Cường (37 tuổi, trú tại xã Ea Hồ, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) cùng tang vật cho Công an huyện Krông Búk điều tra, xử lý theo thẩm quyền.
Trước đó, vụ đưa 100 triệu "xin" CSGT ở Đắk Lắk xảy ra đêm 10/7, một Tổ tuần tra của Trạm CSGT Krông Búk đang tổ chức tuần tra đảm bảo an toàn giao thông trên đường Hồ Chí Minh, đoạn qua địa bàn xã Cư Kpô, huyện krông Búk thì phát hiện Trần Cao Cường điều khiển xe máy mang BKS 47T1-079.37 có dấu hiệu nghi vấn nên đã ra hiệu lệnh dừng kiểm tra.
|
Đối tượng Trần Cao Cường và tang vật. |
Kiểm tra bên trong khẩu súng có 8 viên đạn. Ngoài ra, qua khám xét trong cốp xe máy và túi hành lý của Trần Cao Cường, Tổ công tác còn thu giữ thêm 1 khẩu súng tự chế, 23 viên đạn thể thao, 7 viên đạn K59. Lúc này, đối tượng Trần Cao Cường nói sẽ đưa 100 triệu đồng và xin tổ công tác bỏ qua. Tuy nhiên, Tổ công tác đã bắt giữ Trần Cao Cường để xử lý theo quy định. Qua test nhanh, kết qủa cho thấy đối tượng Trần Cao Cường dương tính với chất ma túy.
Trao đổi với PV Báo Tri Thức và Cuộc Sống, luật sư Hoàng Tùng, Trưởng văn phòng luật sư Trung Hòa (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, đối với việc Cường có ý định đưa 100 triệu để cơ quan Công an bỏ qua bản chất có dấu hiệu của tội đưa hối lộ.
Tuy nhiên, tội đưa hối lộ hoàn thành khi bên nhận hối lộ đồng ý hoặc chấp nhận yêu cầu của người đưa hối lộ. Trong trường hợp này, phía CSGT đã kiên quyết xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật nên hành vi của Cường chưa đủ yếu tố cấu thành tội đưa hối lộ.
Còn theo luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho hay, đối tượng bị bắt giữ có dấu hiệu của tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, ngoài ra cơ quan điều tra sẽ làm rõ hành vi sử dụng trái phép chất ma túy và các vi phạm khác có liên quan.
Theo quy định của pháp luật thì súng quân dụng được quản lý theo luật quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Theo đó, chỉ có lực lượng vũ trang, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền mới được phép sử dụng vũ khí. Việc sử dụng vũ khí quân dụng bị nghiêm cấm đối với các tổ chức, cá nhân không thuộc diện được trang bị sử dụng theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, đối với các loại súng thể thao, súng săn thì việc sử dụng cũng phải có sự quản lý, đăng ký theo quy định.
|
Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội) |
"Hành vi tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng là hành vi vi phạm pháp luật. Người vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015. Hành vi rút súng ra khi bị cơ quan chức năng kiểm tra là hành vi nguy hiểm, cơ quan điều tra sẽ làm rõ hành vi này có nhằm mục đích chống người thi hành công vụ hay không để xử lý về tội chống người thi hành công vụ.
Trường hợp chưa đủ căn cứ xử lý về tội chống người thi hành công vụ thì sẽ xử lý về tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng theo điều 304 Bộ luật hình sự năm 2015 nêu trên với mức chế tài là phạt tù từ 1 năm đến 7 năm" - luật sư Cường chia sẻ.
Luật sư Cường cho biết thêm, ngoài ra, theo thông tin ban đầu từ phía cơ quan chức năng thì đối tượng đã dương tính với ma túy. Bởi vậy, cơ quan điều tra sẽ làm rõ đối tượng sử dụng ma túy như thế nào, có tàng trữ trái phép chất ma túy hay không. Động cơ mục đích của hành vi mua, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng là gì để mở rộng vụ án, làm rõ các hành vi vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật.
Hiện vụ
đưa 100 triệu "xin" CSGT ở Đắk Lắk đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
>>> Xem thêm video: Bắt quả tang thiếu úy Công an nhận hối lộ của người ghi đề
Nguồn: Đài Truyền Hình Đồng Tháp.