Chưa có bao giờ vui như hôm nay…
Suốt hai đêm, mọi người trong khu phố tại quận 5 (TP.HCM) đều bị “tra tấn” bởi nhóm pê đê được nhà ông V. mời về hát “tiễn đưa” trong đám ma của con trai mình. Người dân quanh đó lại được dịp mất ăn, mất ngủ vì chương trình ca nhạc quá đa dạng về thể loại: nhạc trẻ, hài, tân cổ giao duyên… và cả xiếc, múa lửa do các diễn viên pê đê “bao thầu”.
Chương trình được diễn ra từ 11h đêm và kéo dài đến tận 4h sáng khiến cả một dãy phố náo loạn. Nhiều người hiếu kỳ đã đến xem chật kín hết đường đi của khu phố. Chứng kiến không khí vui vẻ, đầy tiếng cười nói trong buổi lễ, nhiều đứa trẻ ngây ngô hỏi bố mẹ chúng: “Đây là đám tang hay đám cưới mà vui quá vậy hả mẹ”.
|
Ảnh minh họa |
Một nhà đám khác ở quận 10 cũng có chung không khí vui vẻ như vậy. Cô con gái của gia đình bà M. không may qua đời do tai nạn giao thông. Trong đám tang của con, ngoài đội kèn Tây, bà M. còn mời hẳn 4 chàng pê đê về để “góp vui”, tiễn đưa con gái.
Dưới ánh đèn leo lét, 4 chàng pê đê thay nhau nhảy múa, uốn éo bên quan tài người chết, lâu lâu lại cất giọng nam không ra nam, nữ không ra nữ: “Ô vui quá xá là vui…” hay “ Túp lều lí tưởng đó…”.
Cạnh đó là những tiếng vỗ tay, huýt sáo, cười nói rôm rả của người dân. Lâu lâu lại có một vài anh chàng nổi hứng chạy lên giật Micro để song ca cùng “ca sĩ” hay tự mình biểu diễn một điệu nhảy do anh ta sáng tác, trong miệng thì hô lên “Quẩy lên nào… quẩy lên bà con ơi”.
Thỉnh thoảng cũng có một vài ông đứng tuổi, ngà ngà vì men rượu bỗng nhiên cởi áo, lắc cái bụng đầy mỡ, ôm người ngồi bên cạnh rồi đong đưa theo những điệu nhạc vui nhộn trên sân khấu.
Nhìn chung, những ca sĩ pê đê này mặt mày và thân hình đều được phẫu thuật thẩm mĩ hoàn hảo với số đo 3 vòng của một người mẫu. Đi hát đám tang mà các “nghệ sĩ” này mặt đầy son phấn, lượn qua lượn lại, ưỡng ẹo như diễn thời trang.
Khuôn mặt họ lúc nào cũng tươi cười như đang dự tiệc đám cưới. Trên người họ mặc những trang phục sặc sỡ, đầy đủ các màu sắc như xanh, đỏ, tím, vàng…, và nửa kín, nửa hở, khiêu khích ánh nhìn của mọi người xung quanh. “Cô” mang tên Thanh Ngà mặc chiếc áo hai dây để lộ nửa cặp ngực bơm “đẫy đà”, còn cô Ngọc Huyền mặc quần jean bó sát hiện rõ cặp mông lý tưởng còn hơn cả ca sĩ, diễn viên nổi tiếng thế giới .
Những trò phản cảm của “pê đê” trong đám tang
Chương trình hát đám tang diễn ra khá quy mô với một dàn nhạc đầy đủ các nhạc cụ và sân khấu hoành tráng. Buổi biểu diễn sinh động hơn với sự có mặt của một anh chàng pê đê dẫn chương trình vui tính đến độ thô thiển.
Anh giới thiệu: “Hôm nay là một ngày trọng đại có một không hai, và tiết mục biểu diễn thời trang sẽ mở màn cho đêm hôm nay. Mọi người hãy chú ý theo dõi trên kênh truyền hình HT Pê đê…”.
Sau đó là các “cô nàng” Pê đê từ phía sau đi lên trình diễn trang phục ngắn cũn cỡn. Họ uốn éo, lắc ngực, ưỡng mông, khiêu khích trước mặt các vị khách đến viếng. Lúc cao hứng, có “cô” còn lấy một cây chổi dựng thẳng đứng rồi biểu diễn tiết mục “múa cột”.
Tuy nhiên, có rất nhiều người không cảm thấy khó chịu, họ thậm chí còn rất vui vẻ. Trong tiếng nhạc vũ trường sập xình, sôi động, các cô nàng dần tháo bỏ lớp trang phục của họ cho đến khi còn 2 mảnh rồi bắt đầu trình diễn màn múa lửa đầy kịch tính và khêu gợi.
Trong những tiếng hoan hô, cổ vũ của mọi người xung quanh, anh chàng MC lại tiếp tục la lên đầy thô thiển: “Ở đây không có tam ca Áo trắng, không có tam ca ba con mèo mà chỉ có song ca hai con chó. Đây, chó đốm và chó mực” và đưa tay chỉ về phía hai cô pê đê đang bước lên sân khấu, hoặc: “Và sau đây là ca sĩ Sơn Đánh Giày, người mẫu quảng cáo cho nhà vệ sinh chợ Bến Thành, người mẫu Quạ Đen sẽ múa minh họa”… Đáp lại là tiếng cười và những tràng vỗ tay hưởng ứng “Đã quá, nữa đi…Nữa đi em ơi” của nhiều kẻ vô công rỗi nghề ngồi xem.
Không khí càng sôi động hơn nữa khi có một vị khách nổi hứng ném lựu đạn (tiền vo tròn) lên sân khấu như một hình thức boa cho các “Cô” pê đê. Thấy vậy, anh chàng MC lại tiếp tục la lớn: “Có anh nào muốn sờ vào hiện vật không nè… 20.000 đồng hàng trên, 50.000 đồng hàng dưới”.
MC vừa dứt lời thì ở dưới vang lên từng tràng cười khả ố. Ngay lập tức, một vài người say quắt cần câu nhào lên sân khấu, tay cầm tờ tiền nhét vào những chỗ kín của “Cô” gái, tay kia không quên khám phá những nơi nhạy cảm trên người cô.
Mấy ca sĩ pê đê này cũng có giọng hát mượt mà, mới nghe thì không khác gì ca sĩ. Nghe lâu thì mới phát hiện được cái giọng khác thường nửa nam nửa nữ, eo éo của họ. Những “Cô nàng” Pê đê diễn xuất cũng không đến nỗi tồi, tự nhiên và thuần thục, nhưng đôi khi quá lố bịch và thiếu tế nhị.
Trong đoạn trích mà anh dẫn chương trình giới thiệu là Bao Công xử án Quách Hòe có đoạn: “Ê, quỳ xuống con đĩ mập”, rồi: “Quách Hòe, mày ăn cái giống gì mà mập quá zậy?”… Sở trường của các nghệ sĩ pê đê này là các bản nhạc vàng.
Đến gần sáng, khán giả vẫn ngồi chật kín các cửa ra vào để xem biểu diễn. Trong số khán giả có cả những trẻ em được bố mẹ dắt theo để “rửa mắt” cũng hùa nhau nghịch ngợm, cổ vũ cho người mẫu.
Một số cụ già thì tỏ ra khó chịu, tuy nhiên các anh chàng mới lớn và các bác trung niên lại tỏ ra rất phấn khích bởi cho rằng: “Văn nghệ sẽ xua tan được không khí u ám của đám tang, đồng thời cũng khiến người chết vui vẻ trước khi đi đầu thai, chuyển thế”.
Ngồi xem và cổ vũ nồng nhiệt ngay từ đầu trong buổi lễ của gia đình ông M., anh Hùng (35 tuổi, ngụ quận 5) cho biết: “Diễn như thế này ăn thua gì. Có những nơi khi khách cho tiền, người mẫu pê đê sẽ lột luôn cả áo ngực thậm chí quần chíp rồi uốn éo, múa cột rất hấp dẫn”.
Anh cũng cho biết, ở Sài Gòn, thuê pê đê trình diễn dường như đã thành trào lưu không thể thiếu của môi nhà khi có tang lễ, nhất là ở các khu phố người Hoa như quận 5, quận 10…
Một số người dân địa phương cho biết, trào lưu thuê pê đê đến hát trong đám tang ở Sài Gòn có từ lâu nhưng gần 10 năm trở lại đây là phát triển nhất. Lúc đầu, các “ca sĩ” này chỉ đi theo đoàn để biểu diễn ở tỉnh lẻ. Sau đó, họ nhận hát vọng cổ, cải lương, cổ nhạc ở đáng tang nhà người quen.
Tuy nhiên, sau một vài buổi biểu diễn, những “ca sĩ’ này nhận khá nhiều tiền boa từ những vị khách đến viếng nên tìm cách móc nối với các trại hòm để đến nhà người chết ngã giá. Nếu gia chủ đồng ý, họ sẽ biểu diễn. Mỗi một buổi biểu diễn như vậy có giá từ 4 triệu đến 6 triệu đồng tuỳ vào mức độ chất lượng. Tuy nhiên, có nhũng đoàn pê đê không cần báo trước cho gia chủ, họ thấy ở đâu có đám tang liền tới đó để biểu diễn miễn phí. Nhà có người chết, không khí u buồn nên khi có đám đến xin biểu diễn là gia chủ liền đồng ý.
Có nhiều ý kiến bất đồng về vấn đề này. Một số người coi đây là một hành vi phi văn hoá, phản cảm, thậm chí là thô thiển, “đi ngược lại với văn hoá, truyền thống của người Việt”. Theo họ, không khí của đám tang phải trầm buồn, u uất, chỉ có tiếng gõ mõ, tụng kinh siêu độ cho người chết. Thân nhân của người đã khuất cần có một sự yên lặng, trang nghiêm để thể hiện sự kính trọng của người sống với người chết. Tuy nhiên, một bộ phận khác thì tỏ ra đồng tình bởi: “Người chết cũng như người sống, họ thích sự vui vẻ trước khi sang thế giới bên kia”.
Pê đê hát đám ma- công việc nhận không ít sự chỉ trích, bè dỉu từ dư luận. Nhưng không một ai hiểu được nỗi đắng cay sau tiếng cười của những người chuyển giới đó. Bên cạnh đó, thân nhân của những người đã chết cũng có những tâm sự khi thuê pê đê về hát trong đám tang của người thân mình. Mọi chuyện chỉ có người trong cuộc mới hiểu hết được.